góc nhỏ của
trầm mặc thiên thu
đời tôi
Cuộc đời tôi -
Là con tàu hay con đường sắt
Ngày qua ngày chở nặng buồn đau
Tôi muốn đời tôi là những chuyến tàu
Lăn bánh mãi trên hai dòng sắt lạnh
Nghiến ưu phiền vỡ ra từng mảnh
Ép đau thương thành những hồi còi
Xua khói tan theo những giọt mồ hôi
Lùa ký ức nhạt nhòa qua ô cửa
Đời tôi -
Một chuỗi dài nôn mửa
Với đau thương nhức nhối cả thân mình
Với âm thanh như roi vọt vô tình
Cứ quất mãi vào đầu tôi choáng váng
Tôi muốn là con tàu qua ga đầy ga vắng
Nhìn những cặp tình nhân ôm hạnh phúc nở hoa
Khi yêu thương chắp cánh bay xa
Ga vàng lạnh những mùa đông tê tái
Nhưng không!
Tôi không là con tàu khi dừng khi chạy
Và toa buồn khi nặng khi vơi
Tôi không là con tàu nghèn nghẹn thở hơi
Nhả khói uất lên chín tầng mây trắng
Tôi không là con tàu qua hai mùa mưa nắng
Làm chứng cho đời lắm nỗi buồn vui
Tôi chỉ là hai thanh sắt ngậm ngùi
Dán chặt cứng trên lưng gầy gỗ đá
Nằm chết dí dưới lườn tàu nghiệt ngã
Nước mắt người nhỏ xuống thân hoen
Bánh hờn căm nghiến máu ứa bầm đen
Đời tôi đấy -
Vì sao?
Tôi chẳng biết!!!
Cuộc đời tôi -
Là con tàu hay con đường sắt
Ngày qua ngày chở nặng buồn đau
Tôi muốn đời tôi là những chuyến tàu
Lăn bánh mãi trên hai dòng sắt lạnh
Nghiến ưu phiền vỡ ra từng mảnh
Ép đau thương thành những hồi còi
Xua khói tan theo những giọt mồ hôi
Lùa ký ức nhạt nhòa qua ô cửa
Đời tôi -
Một chuỗi dài nôn mửa
Với đau thương nhức nhối cả thân mình
Với âm thanh như roi vọt vô tình
Cứ quất mãi vào đầu tôi choáng váng
Tôi muốn là con tàu qua ga đầy ga vắng
Nhìn những cặp tình nhân ôm hạnh phúc nở hoa
Khi yêu thương chắp cánh bay xa
Ga vàng lạnh những mùa đông tê tái
Nhưng không!
Tôi không là con tàu khi dừng khi chạy
Và toa buồn khi nặng khi vơi
Tôi không là con tàu nghèn nghẹn thở hơi
Nhả khói uất lên chín tầng mây trắng
Tôi không là con tàu qua hai mùa mưa nắng
Làm chứng cho đời lắm nỗi buồn vui
Tôi chỉ là hai thanh sắt ngậm ngùi
Dán chặt cứng trên lưng gầy gỗ đá
Nằm chết dí dưới lườn tàu nghiệt ngã
Nước mắt người nhỏ xuống thân hoen
Bánh hờn căm nghiến máu ứa bầm đen
Đời tôi đấy -
Vì sao?
Tôi chẳng biết!!!
trầm mặc thiên thu
vẫn đợi một niềm vui
Có những lúc tôi ngồi hàng giờ trước mặt kính
Bấm nút mở hoài một hộp điện thư
Cứ tưởng người bên kia cũng thấp thỏm đợi chờ
Như tôi vẫn hàng giờ qua ngóng đợi.
Tôi cứ đợi nhưng hồi âm không tới
Vẫn mình tôi trước mặt kính vô tri
Vẫn mình tôi với mạch điện kiên trì
tắt rồi mở hàng tỉ lần liên tiếp
Tôi thấy mình như con chim bìm bịp
đợi chiều lên như đợi một niềm vui
bàn phím xót xa, khung kính ngậm ngùi
nhìn tôi đợi trong bẽ bàng vô vọng
Gần năm qua tôi nén buồn cố sống
lệ chảy tràn lòng, lệ chảy ra mi
tôi tên tử tù đợi đến ngày đi
tim quặn thắt một niềm đau vĩnh biệt
hai mươi mấy năm tôi sống như người chết
kéo lê đời trên những bước hư hao
ôm vết thương cứ tưởng đã chìm sâu
nhưng đau nhói khi tình cờ đụng đến
đêm tôi về giữa căn phòng vây kín
ngồi một mình trước mặt kính trầm tư
mở cửa ra nhìn thế giới ảo hư
cả vũ trụ cũng mập mờ ẩn hiện
những lá thư chập chờn theo sóng điện
cho tôi niềm vui héo hắt hiếm hoi
cố dỗ mình, thôi... đừng khóc lẻ loi!
lệ có chảy, buồn không vơi một chút
rồi tôi lại trông chờ từng giây phút
tưởng chừng như máy móc hóa nhân sinh
cuối đường dây đối tượng vẫn vô tình
đâu biết được có người đang ngóng đợi
gõ bàn phím tôi chuyển sang trang mới
để quên buồn dù biết sẽ không quên
vì sao…?
vì chỉ mình tôi vật vờ trên biển thẳm oan khiên
còn ai cũng bồng bềnh trong cõi phúc
muốn tắt máy nhưng sợ mình vuột mất
chút niềm vui trong một cánh thư xa
tôi lại chờ như khách đợi chuyến xe qua
xe đi mất biết bao giờ trở lại
đêm cô đơn tôi trở mình quằn quại
hồn lạnh tanh cho thể xác rùng mình
trong hoảng mê tôi réo gọi thần linh
cứu tôi thoát một bầy ma háu đói
rồi đêm đến tôi lại ngồi mong mỏi
chút niềm vui trên những cánh thư xa
trầm mặc thiên thu
Có những lúc tôi ngồi hàng giờ trước mặt kính
Bấm nút mở hoài một hộp điện thư
Cứ tưởng người bên kia cũng thấp thỏm đợi chờ
Như tôi vẫn hàng giờ qua ngóng đợi.
Tôi cứ đợi nhưng hồi âm không tới
Vẫn mình tôi trước mặt kính vô tri
Vẫn mình tôi với mạch điện kiên trì
tắt rồi mở hàng tỉ lần liên tiếp
Tôi thấy mình như con chim bìm bịp
đợi chiều lên như đợi một niềm vui
bàn phím xót xa, khung kính ngậm ngùi
nhìn tôi đợi trong bẽ bàng vô vọng
Gần năm qua tôi nén buồn cố sống
lệ chảy tràn lòng, lệ chảy ra mi
tôi tên tử tù đợi đến ngày đi
tim quặn thắt một niềm đau vĩnh biệt
hai mươi mấy năm tôi sống như người chết
kéo lê đời trên những bước hư hao
ôm vết thương cứ tưởng đã chìm sâu
nhưng đau nhói khi tình cờ đụng đến
đêm tôi về giữa căn phòng vây kín
ngồi một mình trước mặt kính trầm tư
mở cửa ra nhìn thế giới ảo hư
cả vũ trụ cũng mập mờ ẩn hiện
những lá thư chập chờn theo sóng điện
cho tôi niềm vui héo hắt hiếm hoi
cố dỗ mình, thôi... đừng khóc lẻ loi!
lệ có chảy, buồn không vơi một chút
rồi tôi lại trông chờ từng giây phút
tưởng chừng như máy móc hóa nhân sinh
cuối đường dây đối tượng vẫn vô tình
đâu biết được có người đang ngóng đợi
gõ bàn phím tôi chuyển sang trang mới
để quên buồn dù biết sẽ không quên
vì sao…?
vì chỉ mình tôi vật vờ trên biển thẳm oan khiên
còn ai cũng bồng bềnh trong cõi phúc
muốn tắt máy nhưng sợ mình vuột mất
chút niềm vui trong một cánh thư xa
tôi lại chờ như khách đợi chuyến xe qua
xe đi mất biết bao giờ trở lại
đêm cô đơn tôi trở mình quằn quại
hồn lạnh tanh cho thể xác rùng mình
trong hoảng mê tôi réo gọi thần linh
cứu tôi thoát một bầy ma háu đói
rồi đêm đến tôi lại ngồi mong mỏi
chút niềm vui trên những cánh thư xa
trầm mặc thiên thu
4/09
ngã mặn
Thấy em đứng,
hở lưng trần
Tóc dài không đủ che phần thịt da
Chắc em
bắt được mắt ta
Nên quay lưng lại:
phơi tòa thiên nhiên!
Cài này
trông mới thật phiền
Đồi cao lũng thấp,
một miền núi non
Em cười, môi đỏ. Không son
Trong ta
lửa muội cháy mòn tim gan
Trời sanh chi
gái hở hang
Làm đàn ông
xất bất xang bang hoài
Ta về núi, tạ ơn thầy
Xin hoàn tục,
đấu trận này với em
Ngã mặn
một bữa đã thèm
Kẻo rồi xuống địa ngục
diêm vương buồn
hở lưng trần
Tóc dài không đủ che phần thịt da
Chắc em
bắt được mắt ta
Nên quay lưng lại:
phơi tòa thiên nhiên!
Cài này
trông mới thật phiền
Đồi cao lũng thấp,
một miền núi non
Em cười, môi đỏ. Không son
Trong ta
lửa muội cháy mòn tim gan
Trời sanh chi
gái hở hang
Làm đàn ông
xất bất xang bang hoài
Ta về núi, tạ ơn thầy
Xin hoàn tục,
đấu trận này với em
Ngã mặn
một bữa đã thèm
Kẻo rồi xuống địa ngục
diêm vương buồn
trầm mặc thiên thu
ta là ai?
ta khóc. Không vơi những tội tình(*)
ta cười. Không nhẹ gánh nhân sinh
ta đi. Vẫn thấy hình theo bóng
ta chạy. Không ra khỏi nhục hình
ta biết làm sao, biết làm sao!
nhìn tim chỉ thấy vết bầm đau
nhìn môi chỉ thấy đồng khô cạn
nhìn mắt sao không ứa lệ trào
ta có là ta nữa hay không?
khóc cười trong bóng tối cuồng ngông
ôm đầu mới biết không còn óc
tim mất nên thôi chẳng thấy lòng
thôi nhé. đừng đùa như thế nữa
xác này phân bón chẳng ai mua
và thêm một vũng buồn nôn mửa
cho hết nhân gian vẫn thấy thừa
trầm mặc thiên thu
(*) Ý nhạc Vũ Thành An
ta cười. Không nhẹ gánh nhân sinh
ta đi. Vẫn thấy hình theo bóng
ta chạy. Không ra khỏi nhục hình
ta biết làm sao, biết làm sao!
nhìn tim chỉ thấy vết bầm đau
nhìn môi chỉ thấy đồng khô cạn
nhìn mắt sao không ứa lệ trào
ta có là ta nữa hay không?
khóc cười trong bóng tối cuồng ngông
ôm đầu mới biết không còn óc
tim mất nên thôi chẳng thấy lòng
thôi nhé. đừng đùa như thế nữa
xác này phân bón chẳng ai mua
và thêm một vũng buồn nôn mửa
cho hết nhân gian vẫn thấy thừa
trầm mặc thiên thu
(*) Ý nhạc Vũ Thành An
Rồi bất chợt một mùa thu lại đến
Như hôm nào em ghé tạt qua đây
Tôi chẳng biết sao mình lo lắng mãi
- Lá xa cành rồi lá sẽ về cây!
Tôi đón thu trên dốc già rêu phủ
Đàn chim sâu đáp nhẹ xuống vai buồn
Chim ríu rít trong hồn tôi ngái ngủ
Bên kia đồi chầm chậm ánh chiều buông
Cánh rừng ấy đã bao mùa mưa nắng
Và tuyết sương, băng giá những ngày đông
Con sóc nhỏ trên cành khô nín lặng
Soi bóng mình run rẩy cả dòng sông
Rồi sóc cũng âm thầm sang cõi khác
Rừng đau thương lá phủ ướt trăng mềm
Sóc hóa kiếp thành nai vàng ngơ ngác
Sóc là ai hay sóc cũng là em?
Tôi vẫn đứng một mình trên dốc đá
Nhìn thu vàng trôi tuột khỏi tầm tay
Mai tôi chết xin được làm thân lá
Để muôn đời mơn trớn bước chân ai...
trầm mặc thiên thu
chở con trước cổng trường
Trước cửa trường con mỗi buổi chiều
Ba ngồi lặng lẽ đợi con yêu
Ba ngồi đã mấy mùa xuân ấm
và mấy mùa thu lá rụng
nhiều
Ba đợi con như đợi chính
mình
Một thời trong lớp áo thư
sinh
Nhìn chim ríu rít ngoài sân
nắng
Thầm ước ai trao một nụ
tình
Ba đợi con như đợi chuyến
tàu
chở đời trên bánh sắt hư
hao
tàu đi, đi mãi vào vô thức
bỏ lại mình ba với khổ đau
vì quá thương con, ba yếu
hèn
lê đời trong sợ hãi triền
miên
cúi đầu hứng trọn niềm cay
đắng
ngày tháng vàng thêm lá muộn phiền
Ba vẫn ngồi đây, mỗi buổi
chiều
một mình hiu quạnh giữa cô
liêu
nghe trong tim héo mùa thu
rụng
theo giọt nắng vàng rơi hắt
hiu
Ba đợi con sắp hết một đời
Đợi hoài cho đến lúc tàn
hơi
Trót mang con gửi vào dương
thế
Nên phải đi cho trọn kiếp
người
trầm mặc thiên thu
1/08
mùa thu, lá và ta
Ta nhặt từng chiếc lá
Rụng trên đường thiên thu
Tháng ngày qua vội vã
Trên vũng tối ao tù
Chiều qua lá còn xanh
Chiều nay lá bỏ cành
Lá không rơi về cội
Lá ơi, lá bạc tình
Lá bay đâu, đi đâu?
Rừng thu xám nỗi sầu
Ánh tà huy héo hắt
Nhuộm tím trời thương đau
Chim lạc đàn kinh hãi
Nắng chiều chết trong mây
Bàng hoàng đôi cánh soải
Chim về đâu đêm nay?
Vành trăng non tinh nghịch
Nhảy trên cành phân bua
Cây một đời thương tích
Trăng ơi trăng chớ đùa
Gió về cuốn lá rơi
Vàng thu rụng xuống đời
Ta rồi rơi theo lá
Gió đừng gào, gió ơi!
Rụng trên đường thiên thu
Tháng ngày qua vội vã
Trên vũng tối ao tù
Chiều qua lá còn xanh
Chiều nay lá bỏ cành
Lá không rơi về cội
Lá ơi, lá bạc tình
Lá bay đâu, đi đâu?
Rừng thu xám nỗi sầu
Ánh tà huy héo hắt
Nhuộm tím trời thương đau
Chim lạc đàn kinh hãi
Nắng chiều chết trong mây
Bàng hoàng đôi cánh soải
Chim về đâu đêm nay?
Vành trăng non tinh nghịch
Nhảy trên cành phân bua
Cây một đời thương tích
Trăng ơi trăng chớ đùa
Gió về cuốn lá rơi
Vàng thu rụng xuống đời
Ta rồi rơi theo lá
Gió đừng gào, gió ơi!
trầm mặc thiên thu
một đời tôi vẫn đợi
Đêm lặng lẽ trôi qua hồn tĩnh vật
Hương thời gian vương lại giữa môi hồng
Mai em đi mang theo tình ngọt mật
Bỏ mình tôi sầu đá dựng mênh mông
Tôi gặp em lúc đời chưa vướng bụi
Hồn trinh nguyên như áo trắng sân trường
Ngày tôi gửi lá thư tình vụng dại
Đêm tôi về trong nỗi nhớ đơn phương
Có nhiều lúc tôi bỏ trường xa lớp
Vì yêu người nên khói thuốc vàng tay
Mười sáu tuổi đi giữa đời choáng ngợp
Bước chập chờn trong chất ngất men say
Rồi bỗng chốc em bỏ đi đâu mất
Mấy năm dài tôi ngớ ngẩn ngu ngơ
Theo bè bạn tôi vào nơi gió cát
Kỷ niệm hồng chôn tận đáy ba lô
Tàn cuộc chiến tôi thành tên thất trận
Em lại về theo mấy giọt buồn mưa
Khâu hộ tôi manh áo đời lận đận
Và vết thương đau buốt buổi giao mùa
Em đã đến cho tôi còn tiếng khóc
Em sẽ đi không để lại môi cười
Hồn tôi đậm mắt em xanh màu ngọc
Lọn tóc bồng quấn quít những ngày vui
Em yêu nhé, mai này em trở lại
Xin đừng đi dù một bước xa gần
Bởi không em tim tôi thành phế thải
Máu không còn căng nổi những đường gân
Tôi sẽ đợi như một đời đã đợi
Đợi em về mang mây gió trăng sao
cho tôi dệt lụa tình xanh rất mới
May yếm đào làm lễ cưới cô dâu
trầm mặc thiên thu
cuối tháng 3/06
Đêm lặng lẽ trôi qua hồn tĩnh vật
Hương thời gian vương lại giữa môi hồng
Mai em đi mang theo tình ngọt mật
Bỏ mình tôi sầu đá dựng mênh mông
Tôi gặp em lúc đời chưa vướng bụi
Hồn trinh nguyên như áo trắng sân trường
Ngày tôi gửi lá thư tình vụng dại
Đêm tôi về trong nỗi nhớ đơn phương
Có nhiều lúc tôi bỏ trường xa lớp
Vì yêu người nên khói thuốc vàng tay
Mười sáu tuổi đi giữa đời choáng ngợp
Bước chập chờn trong chất ngất men say
Rồi bỗng chốc em bỏ đi đâu mất
Mấy năm dài tôi ngớ ngẩn ngu ngơ
Theo bè bạn tôi vào nơi gió cát
Kỷ niệm hồng chôn tận đáy ba lô
Tàn cuộc chiến tôi thành tên thất trận
Em lại về theo mấy giọt buồn mưa
Khâu hộ tôi manh áo đời lận đận
Và vết thương đau buốt buổi giao mùa
Em đã đến cho tôi còn tiếng khóc
Em sẽ đi không để lại môi cười
Hồn tôi đậm mắt em xanh màu ngọc
Lọn tóc bồng quấn quít những ngày vui
Em yêu nhé, mai này em trở lại
Xin đừng đi dù một bước xa gần
Bởi không em tim tôi thành phế thải
Máu không còn căng nổi những đường gân
Tôi sẽ đợi như một đời đã đợi
Đợi em về mang mây gió trăng sao
cho tôi dệt lụa tình xanh rất mới
May yếm đào làm lễ cưới cô dâu
trầm mặc thiên thu
cuối tháng 3/06
trắng tay, tay trắng
Ngày xưa hai bàn tay trắng
Nhưng tim dồn dập nỗi vui
Ngày nay vẫn bàn tay trắng
Nhưng tim thoi thóp ngậm ngùi
trầm mặc thiên thu
Ngày xưa hai bàn tay trắng
Nhưng tim dồn dập nỗi vui
Ngày nay vẫn bàn tay trắng
Nhưng tim thoi thóp ngậm ngùi
trầm mặc thiên thu
tôi không phải là thi sĩ
Bạn thân mến gọi ta là thi sĩ
Có người ưu ái gọi "nhà thơ"!
Bạn thân ơi,
ta chỉ là tên xếp chữ ngu ngơ
Cứ lận đận đi kiếm từng con chữ
Chữ của ta?
Đống gạch vụn chất trong lò ngôn ngữ
Đỏ phù sa theo nước nhuộm xanh đồng
Triệu tinh cầu lấp lánh giữa tầng không
Thập loại chúng sinh trong ba ngàn thế giới
Chữ của ta có niềm vui rất mới
Có nỗi buồn đọng lại tự thiên thu
Có lời ru trong khúc hát căm thù
Có tiếng thét trong bài ca hoan lạc
Có những lúc ta thấy mình xơ xác
Đi tìm hoài nhưng chữ trốn nơi đâu
Ngồi hàng giờ không xếp được thành câu
Rồi gục xuống. Giận mình bất lực
Có những chữ trong tận cùng tâm thức
Cầu khẩn hoài nhưng nhất định không ra
Có chữ trơn lùi, trôi tuột đi xa
Ta rượt đuổi, chúng không thèm trở lại
Tìm được chữ, ta xếp hình cổ quái
Rồi gật gù cứ tưởng một kỳ công
Gửi tặng đời, đời xem nhẹ như lông
Có người nhận cũng không buồn đáp trả
Ta xếp chữ hơn nửa đời mệt lã
Vẫn chỉ là những lập thể lăng quăng
Vui không đầy đôi mắt đẹp giai nhân
Buồn không đủ cho đời rưng ngấn lệ
Bạn thân ơi, nếu thơ ta như thế
Sao ta dám nhận mình là thi sĩ???
trầm mặc thiên thu
Bạn thân mến gọi ta là thi sĩ
Có người ưu ái gọi "nhà thơ"!
Bạn thân ơi,
ta chỉ là tên xếp chữ ngu ngơ
Cứ lận đận đi kiếm từng con chữ
Chữ của ta?
Đống gạch vụn chất trong lò ngôn ngữ
Đỏ phù sa theo nước nhuộm xanh đồng
Triệu tinh cầu lấp lánh giữa tầng không
Thập loại chúng sinh trong ba ngàn thế giới
Chữ của ta có niềm vui rất mới
Có nỗi buồn đọng lại tự thiên thu
Có lời ru trong khúc hát căm thù
Có tiếng thét trong bài ca hoan lạc
Có những lúc ta thấy mình xơ xác
Đi tìm hoài nhưng chữ trốn nơi đâu
Ngồi hàng giờ không xếp được thành câu
Rồi gục xuống. Giận mình bất lực
Có những chữ trong tận cùng tâm thức
Cầu khẩn hoài nhưng nhất định không ra
Có chữ trơn lùi, trôi tuột đi xa
Ta rượt đuổi, chúng không thèm trở lại
Tìm được chữ, ta xếp hình cổ quái
Rồi gật gù cứ tưởng một kỳ công
Gửi tặng đời, đời xem nhẹ như lông
Có người nhận cũng không buồn đáp trả
Ta xếp chữ hơn nửa đời mệt lã
Vẫn chỉ là những lập thể lăng quăng
Vui không đầy đôi mắt đẹp giai nhân
Buồn không đủ cho đời rưng ngấn lệ
Bạn thân ơi, nếu thơ ta như thế
Sao ta dám nhận mình là thi sĩ???
trầm mặc thiên thu
đêm
trở lại sài gòn
Tặng ĐVB, NQB, NHD, NHH và Tôn Hoài Mộng
Đêm thấy tôi vừa trở lại Việt Nam
Cùng bạn cũ ngồi chén anh chén chú
Giữa Ngả Sáu ngựa xe tràn như lũ
Thau nghêu đầy khua động nỗi hân hoan
Ly bia tràn sủi bọt cường toan
Đêm phựt cháy trong giọng cười quen thuộc
Bè bạn tôi có kẻ nghèo hơn trước
Cố quên buồn, vui vội phút đoàn viên
Đêm thấy tôi trở lại xóm Bình Tiên
Cầu dốc dựng vẫn còn trên nước đục
Bến Bãi Sậy một thời tôi đã thức
Đếm thời gian qua tiếng nấc thạch sùng
Chân rộn ràng trên sỏi đá bao dung
Tôi rảo bước qua những đường cổ tích
Qua Phú Định, về Hậu Giang xóm dệt
Máy nhà ai rầm rập chạy thâu đêm
Nhà bạn tôi trăng dột mái tây hiên
Bóng kỷ niệm chập chờn trên liếp cửa
Mái hiên ấy những ngày xưa nắng lửa
Đã cho tôi bóng mát để yêu đời
Rồi mai tôi đi trên đất khách quê người
Hồn loang loáng một màu trăng thiên cổ
Trăng viễn xứ, nửa vầng trăng cấm cố
Lửng lơ chìm trong bóng mặt trời đen
trầm mặc thiên thu
Tặng ĐVB, NQB, NHD, NHH và Tôn Hoài Mộng
Đêm thấy tôi vừa trở lại Việt Nam
Cùng bạn cũ ngồi chén anh chén chú
Giữa Ngả Sáu ngựa xe tràn như lũ
Thau nghêu đầy khua động nỗi hân hoan
Ly bia tràn sủi bọt cường toan
Đêm phựt cháy trong giọng cười quen thuộc
Bè bạn tôi có kẻ nghèo hơn trước
Cố quên buồn, vui vội phút đoàn viên
Đêm thấy tôi trở lại xóm Bình Tiên
Cầu dốc dựng vẫn còn trên nước đục
Bến Bãi Sậy một thời tôi đã thức
Đếm thời gian qua tiếng nấc thạch sùng
Chân rộn ràng trên sỏi đá bao dung
Tôi rảo bước qua những đường cổ tích
Qua Phú Định, về Hậu Giang xóm dệt
Máy nhà ai rầm rập chạy thâu đêm
Nhà bạn tôi trăng dột mái tây hiên
Bóng kỷ niệm chập chờn trên liếp cửa
Mái hiên ấy những ngày xưa nắng lửa
Đã cho tôi bóng mát để yêu đời
Rồi mai tôi đi trên đất khách quê người
Hồn loang loáng một màu trăng thiên cổ
Trăng viễn xứ, nửa vầng trăng cấm cố
Lửng lơ chìm trong bóng mặt trời đen
trầm mặc thiên thu
chuyện một loài chim
Chim bay về tổ lạnh
Đêm nộ cuồng bão giông
Gió quại quằn trên cánh
Mưa xối xả trong lòng
Tổ không còn ấm nữa
Chim cứ phải quay về
Chim non còn tựa cửa
Đời ơi...quá não nề!
Hai mươi lăm năm lẻ
Chim tha từng cọng rơm
Cả một thời son trẻ
Mơ tình trên môi thơm
Trái tình không chín nổi
Hạt yêu chẳng nẩy mầm
Môi thơm cao vời vợi
Mắt tình quá xa xăm
Tổ bây giờ lạnh cóng
Lạnh hơn tuyết cõi ngoài
Tan rồi bao ước vọng
Đá nát với vàng phai
Sẽ qua ngày giông bão
Chim quên niềm bi thương
Lao mình ra phía trước
Bỏ buồn lại sau lưng
Chim một mình, bay mãi
Giữa trời đất mênh mông
Ngàn mây là tổ ấm
Môi thơm giọt nắng hồng
Đoạn đời thừa sót lại
Sá gì chuyện được thua
Sải cánh nằm trên mộng
Ngủ giấc nồng say sưa...
trầm mặc thiên thu
(cuối 2008)
thau rượu đế ngày xưa
riêng tặng Tâm Tưởng
Gần bốn mươi năm, tao thấy mày vẫn thế
Vẫn ngang tàng như một thuở thanh niên
Môi vẫn thơm chưa chớm nụ ưu phiền
Mắt vẫn sáng như chửa từng vương bụi
Ngày mới lớn, thơ đã già trước tuổi
“Trên đỉnh đời huyền sử”(1) đứng ngông nghênh
Tưởng mình già hơn phấn trắng bảng đen
Dù tóc vẫn xanh, xanh bạt ngàn hy vọng
Bao nhiêu năm qua vèo như giấc mộng
Tao nhớ hoài thau rượu đế ngày xưa
Hai thằng lom khom trên vũng nắng ban trưa
Cố bắt cho được mấy con còng bạc phước
Rượu pha đường uống vỡ đầu, tê óc
Con nít trân cũng ngất ngưỡng say nhè
Gió Cam Ranh ngoài vịnh nhẹ trôi về
Hai đứa gục dưới nắng vàng loang lổ
Tuổi thơ qua theo súng từng đêm nổ
Mày lên đường đi “điểm mặt trùng dương”(2)
Một năm sau tao cũng hướng sa trường
Học sách cũ, ca bài ca tuý ngọa
Sóng hồng thủy xô mỗi thằng mỗi ngả
Từ bờ đông trôi giạt tận bờ tây
Tao bây giờ... đã mất rồi thời khói thuốc vàng tay
Sống ngoan ngoản hiền lành như cục bột
Mừng cho mày vẫn dọc ngang trời đất
Nay Sài-gòn, mai Vọng Các, Sydney
Sáng Maui, chiều đã đến Cali
Mai lại đến tận miền đông nước Mỹ
Mày xong sớm, còn tao thì quá trễ
Mày năm mươi có cháu gọi bằng ông
Tao năm mươi con trẻ học chưa xong
Từ bỏ xứ chưa về thăm đất nước
Gần bốn mươi năm, ta không còn như trước
Tìm đâu ra thau rượu đế ngày xưa?
trầm mặc thiên thu
(1)Tên tập thơ chung in ronéo của Tâm Tưởng và TMTT
(2)Thơ Tâm Tưởng:
“Kéo lục phân cầm chân Hoàng Đạo
Xoay hải bàn điểm mặt trùng dương”
đi tìm ông thôi hiệu
Đêm qua tôi hóa thân hoàng hạc
Vỗ cánh bay xa thoát cõi người
Hán Dương cây nước còn in bóng
Anh Vũ bờ xanh vẫn thắm tươi
Hạc vàng trở lại bên lầu vắng
Ông đã thành mây trắng một trời
Nhớ câu ông viết ngày xưa ấy
Tôi biết làm sao khỏi ngậm ngùi
Ông viết, "ngày tàn, quê chẳng thấy
Sầu theo khói sóng chập chùng trôi"
Ông xưa chỉ mới xa làng cũ
Mà đã buồn như mất nước rồi
Tôi nay xa cả ngàn trang sử
Chẳng lẽ đêm ngày lệ cứ rơi?
Bài thơ ông viết ngàn năm trước
Thành sấm truyền lưu đến vạn đời
Thi thần Lý Bạch tài khuynh thế
Vẫn phải ngập ngừng một chữ: Thôi!
Vỗ cánh bay xa thoát cõi người
Hán Dương cây nước còn in bóng
Anh Vũ bờ xanh vẫn thắm tươi
Hạc vàng trở lại bên lầu vắng
Ông đã thành mây trắng một trời
Nhớ câu ông viết ngày xưa ấy
Tôi biết làm sao khỏi ngậm ngùi
Ông viết, "ngày tàn, quê chẳng thấy
Sầu theo khói sóng chập chùng trôi"
Ông xưa chỉ mới xa làng cũ
Mà đã buồn như mất nước rồi
Tôi nay xa cả ngàn trang sử
Chẳng lẽ đêm ngày lệ cứ rơi?
Bài thơ ông viết ngàn năm trước
Thành sấm truyền lưu đến vạn đời
Thi thần Lý Bạch tài khuynh thế
Vẫn phải ngập ngừng một chữ: Thôi!
trầm mặc thiên thu
ngày trong đời
của một gã điên
Canh ba
Đồng hồ rú sát bên tai
Giật mình cứ tưởng tiếng chày nện tim
Nghe mặt trời rớt giữa đêm
Mới hay ta đã sống thêm một ngày
Xuống xe
Đứng lên nhìn lại chỗ ngồi
Bầy vi trùng lúc nhúc đòi đi theo
Phận ta vốn đã bọt bèo
Lo thân không nổi, dám đèo bòng ai
Nhân quả
Kiếp trước vay nợ quá tay
Kiếp này cổ vướng cái cày nặng ghê
Người càng văng tục chửi thề
Thì tôi càng đỡ nặng nề kiếp sau
Cùng đường
Oan khiên, oan khiên, oan khiên
Sao hoài đeo đẳng làm phiền lụy ta
Oan gia, oan gia, oan gia
Quanh đi quẩn lại cũng là oan khiên
Nát óc
Ta lên chót vót ngọn Vu
Em còn chìm lĩm giữa mù sương câm
Khổ thân em bé cái lầm
Đem lòng yêu trộm nhớ thầm ta chi!
trầm mặc thiên thu
để nhớ ngày con học xong trung học
Trở lại nơi con làm lễ ra trường vào đêm hôm trước
Ba bồi hồi nghĩ đến phút chia tay
Mười tám năm như một áng mây bay
Con từ giã thơ ngây, thành thiếu nữ
Ba bồi hồi nghĩ đến phút chia tay
Mười tám năm như một áng mây bay
Con từ giã thơ ngây, thành thiếu nữ
Ba nhớ lại buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con thi đậu vào trường Thomas Jefferson(*)
Lòng hoang mang với lắm nỗi băn khoăn
Trường nổi tiếng với học trình rất nặng
Con thi đậu vào trường Thomas Jefferson(*)
Lòng hoang mang với lắm nỗi băn khoăn
Trường nổi tiếng với học trình rất nặng
Ba vẫn nhớ nhiều đêm con thức trắng
Để có bài cho buổi học hôm sau
Bốn năm dài vun vút lướt qua mau
Rồi đến lúc con nhận bằng Trung học
Để có bài cho buổi học hôm sau
Bốn năm dài vun vút lướt qua mau
Rồi đến lúc con nhận bằng Trung học
Trên khán đài ba nghe lòng bật khóc
nhìn con yêu trong áo thụng màu xanh
trong niềm vui trỗi dậy rất mong manh
là uất nghẹn với nỗi buồn sâu kín
nhìn con yêu trong áo thụng màu xanh
trong niềm vui trỗi dậy rất mong manh
là uất nghẹn với nỗi buồn sâu kín
9 tháng qua ba âm thầm câm nín
để con yên tâm đi hết quãng đường
dù có lúc muốn tuôn ra tiếng thét đoạn trường
cho vỡ nát một buồng tim se thắt
để con yên tâm đi hết quãng đường
dù có lúc muốn tuôn ra tiếng thét đoạn trường
cho vỡ nát một buồng tim se thắt
tại sao ba phải ngửa tay chờ người ban phát
và phải nghe lời thô lỗ tục tằn
sáu đồng con ơi, cho một bữa ăn
"ĐM nó", người buông câu chửi rủa!
và phải nghe lời thô lỗ tục tằn
sáu đồng con ơi, cho một bữa ăn
"ĐM nó", người buông câu chửi rủa!
ba đã uất tưởng chừng như bốc lửa
nghĩ đến con, nước mắt chảy vào lòng
giương mắt to nhìn thẳng đến hư không
nghĩ đến con, nước mắt chảy vào lòng
giương mắt to nhìn thẳng đến hư không
ngậm cay đắng chờ ngày con tốt nghiệp
Nhìn con đi trên bước đường chuyển tiếp
Ba nghẹn ngào, nước mắt rưng rưng
Lẽ ra đêm nay phải tràn ngập vui mừng
ba cùng mẹ ngồi bên nhau hạnh phúc
Ba nghẹn ngào, nước mắt rưng rưng
Lẽ ra đêm nay phải tràn ngập vui mừng
ba cùng mẹ ngồi bên nhau hạnh phúc
nhưng không con ơi, ba không muốn nhớ lại câu chửi tục
để hồn ba vết xước máu không ngưng
ba phải ngồi xa như thể người dưng
nghe quặn thắt từng nhịp tim thoi thóp
để hồn ba vết xước máu không ngưng
ba phải ngồi xa như thể người dưng
nghe quặn thắt từng nhịp tim thoi thóp
Rồi ba nhớ đến những phụ huynh cùng lớp
họ nghĩ gì khi ba mẹ ngồi riêng?
ba tưởng mình như sắp nổi cơn điên
thấy hạnh phúc con không vẹn tròn như chúng bạn
họ nghĩ gì khi ba mẹ ngồi riêng?
ba tưởng mình như sắp nổi cơn điên
thấy hạnh phúc con không vẹn tròn như chúng bạn
chỉ sáu đồng…sao người gây uất hận
sáu đồng con ơi, chỉ sáu đồng thôi!
sáu đồng con ơi, chỉ sáu đồng thôi!
trầm mặc thiên thu
14 tháng 6 năm 2009
(*)Trường đã được báo US News&World Report xếp hạng nhất
trên toàn nưóc Mỹ trong 2 năm liên tiếp
Bài 5
Đeo chiếc vòng oan nghiệt
Vào một lóng xương khô
Quĩ đời tôi cạn kiệt
Hồn xanh một nấm mồ
Tôi ăn đây, ở đây
Hai mươi mấy năm nay
Chủ nhà... nhưng nô bộc
Cong lưng làm... trắng tay
Chiều tôi về lặng lẽ
Nhìn bóng tối bao quanh
Ngày trôi qua quạnh quẽ
Tôi lá úa trên cành
Cá buồn bơi trong chậu
Tôi ngồi dưới góc hầm
Đèn mờ soi bóng lẻ
Cá và tôi lặng câm
Bảy năm rồi cá sống
trong chậu nước tù giam
bơi qua rồi bơi lại
sông dài đã biệt tăm
bao năm rồi tôi sống
như cá chậu chim lồng
thấy trời cao đất rộng
mà vây cánh cùm gông
ngựa buồn nằm nhơi cỏ
trong góc chuồng cô đơn
nhớ đồng xanh ngoài đó
nước mắt chảy căm hờn
ngựa bây giờ già khú
mắt dã mờ như sương
hơn nửa đời lam lũ
hai ngực gầy trơ xương
ngựa nhớ ngày thảo dã
nhớ những ngày ruỗi dong
giờ đây sao tàn tạ
tấm thân tàn long đong
cá lặng lờ trong chậu
nhìn lớp kính chung quanh
làm sao mà thoát được
đời thôi thế cũng đành
uất thi
Bài 1
Đã lâu rồi ta không ngủ cùng nhau
Chiếc giường rộng vẫn còn nguyên hai gối
Mảnh chăn đơn đắp chút tình hấp hối
Chiếc gối thừa lạc lõng giữa lòng đêm
Đã lâu rồi hai cửa kín như niêm
Tiếng thở nghẹn xoáy sâu vào bốn vách
Máu yêu thương cạn dần trong huyết mạch
Từng đêm dài bóng phủ kín hồn đơn
Ta loi ngoi trong ngôn ngữ roi đòn
Hồn kinh hoảng sau mấy lần suýt ngã
Người như cây rụng dần từng chiếc lá
Ngày lại ngày trong nhức óc đinh tai
Chiếc nhẫn gầy gông xích một đời trai
Vui một phút để ôm sầu vạn cổ
Hai mươi năm ta ly thân tại chỗ
Tiếng vợ chồng nghe đắng nghét bờ môi
Có nhiều khi ta muốn bỏ xa đời
Nhưng nghĩ lại tại sao mình phải chết?
Ta có chết chẳng ai thèm thương tiếc
Người sẽ mừng như mắt chẳng còn gai
Nhìn lại ta tuổi đã quá năm mươi
Mà số kiếp sao vẫn hoài bi đát
Thôi chỉ mong đến ngày ta nhắm mắt
Hồn sẽ yên vì chẳng nợ gì nhau...
(2006)
Bài 2
Ba chẳng còn gì để lại cho con
Ngoài những dòng thơ ý tưởng hao mòn
Dăm đoạn văn xuôi vụng về ngôn ngữ
Ba viết nỗi buồn đá dựng sườn non
Ba chẳng còn gì để lại ngàn sau
Ngoài vạt mồ hôi loang áo bạc màu
Pha lệ buồn vui thấm vào mạch đất
Cho mảnh vườn con hoa bướm xôn xao
Ba chẳng còn chi để lại cho đời
Ngoài trái tim khô hồn xác tả tơi
Còn nợ áo cơm trả hoài không hết
Xin hẹn kiếp sau trả tiếp cho người
(2006)
Bài 3
Tâm sự tôi...
Sống để bụng
Chết mang đi
Đời tôi rồi còn lại thứ chi chi
ngoài uẩn khúc của dòng sông khô héo
Buồn trên cây vắt vẻo
Chiếc võng oan khiên
Đưa tới đưa lui cũng chỉ muộn phiền
Rồi ném quách tôi vào cành tức giận
Đời của tên thất trận
Có gì vui không?
Vùng vẫy hoài mà vẫn dính cùm gông
Chạy đâu thoát quân tóc dài hung dữ !
(2007)
Bài 4
(Cảm tác khi nghe có
người tự tử ở Metro)
Chẳng biết vì sao ngươi bỏ đời
Lao vào xe điện chết như chơi
Chắc buồn đã chất cao
hơn núi
Khổ tận mà sao chẳng thấu trời?
Nghe nói ngươi từ Trung Mỹ đến
Cũng phường di trú giống như ta
Ước mơ lập nghiệp giờ tan biến
Nhắm mắt hồn tan. Một sát na
Ta đứng nhìn nơi ngươi nhảy xuống
Thương người đã mất một đời trai
Xưa mơ áo gấm về thăm xóm
Giờ đây chỉ thấy cỗ quan tài!
Thôi thế cũng xong rồi một kiếp
Ngươi buồn. Ta cũng chẳng vui hơn
Nhưng phải tìm quên mà sống tiếp
Tội gì phải chết, có ai thương!
(2006)
Bài 5
Đeo chiếc vòng oan nghiệt
Vào một lóng xương khô
Quĩ đời tôi cạn kiệt
Hồn xanh một nấm mồ
Tôi ăn đây, ở đây
Hai mươi mấy năm nay
Chủ nhà... nhưng nô bộc
Cong lưng làm... trắng tay
Chiều tôi về lặng lẽ
Nhìn bóng tối bao quanh
Ngày trôi qua quạnh quẽ
Tôi lá úa trên cành
Cá buồn bơi trong chậu
Tôi ngồi dưới góc hầm
Đèn mờ soi bóng lẻ
Cá và tôi lặng câm
Bảy năm rồi cá sống
trong chậu nước tù giam
bơi qua rồi bơi lại
sông dài đã biệt tăm
bao năm rồi tôi sống
như cá chậu chim lồng
thấy trời cao đất rộng
mà vây cánh cùm gông
ngựa buồn nằm nhơi cỏ
trong góc chuồng cô đơn
nhớ đồng xanh ngoài đó
nước mắt chảy căm hờn
ngựa bây giờ già khú
mắt dã mờ như sương
hơn nửa đời lam lũ
hai ngực gầy trơ xương
ngựa nhớ ngày thảo dã
nhớ những ngày ruỗi dong
giờ đây sao tàn tạ
tấm thân tàn long đong
cá lặng lờ trong chậu
nhìn lớp kính chung quanh
làm sao mà thoát được
đời thôi thế cũng đành
Bài 6
Hai mươi năm ta vẫn ở chung nhà
Vẫn “chồng vợ” dù ly thân tại chỗ
Hai chúng ta vốn ít duyên nhiều nợ
Nên muộn phiền thành con số lập phương
Nàng không xem trần thế cõi vô thường
Nên tế nhuyễn đến phủ phàng chua chát
Hương lửa lạnh cho tình phai nghĩa nhạt
Ngày nối ngày thăm thẳm một màn đêm
Ngày qua ngày hố cách biệt sâu thêm
Ta hời hợt, nàng trọng từng chi tiết
Nàng không giống như buổi đầu quen biết
Đứng co ro đợi bus một ngày Đông
Chắc tại ta không biết cách làm chồng
Thân đũa mốc chòi mâm son mới khổ
Nhắm mắt yêu không thấy màu giông tố
Cứ mơ ngày pháo cưới ngập đường hoa
Lấy nhau rồi hạnh phúc vút bay xa
Những hoa bướm thời hẹn hò tan mất
Nàng nhìn ta chỉ thấy toàn thương tật
Câu “vợ chồng tương kính” - quá là xưa!
Hiềm vì mây không đủ để thành mưa
Nên trái đất mãi cằn khô sỏi đá
Lệ ta rớt từng đêm dài vật vã
Hồn chập chờn lời khấn nguyện trầm kha
Biết con ta có hiểu được lòng cha
Cắn oan nghiệt trên môi bầm tươm máu
Nuốt cay đắng chèo thuyền qua giông bão
Chỉ mong sao con trẻ sớm nên người
Yêu làm chi cho thống khổ một đời
Giản dị thế mà sao ta chẳng biết!
(2007)
trầm mặc thiên thu
quá năm mươi nhìn lại
Mỗi chiều ta lại đến
Khách sạn dưới chân cầu
Thay đồ như kép hát
Thủ vai một ả hầu
Phần tư thế kỷ dài
Ta quanh quẩn nơi đây
Bao nhiêu người đổi “job”
Ta vẫn còn loay hoay
Vẫn những dãy hành lang
hiu hắt ánh điện vàng
những cửa phòng im ỉm
che chiếu giường truy hoan
Vẫn những khung kính rộng
nhìn xuống một dòng sông
chảy qua đời bịn rịn
cuốn nỗi sầu mênh mông
Vẫn một quầy rượu cũ
Nằm ngửi khói thuốc cay
Rượu trắng đen vàng đỏ
Như lũ người qua đây
Đã gần ba mươi năm
Ta mất ánh trăng rằm
Đắm chìm trong lốc xoáy
Khản cổ gào vô âm
Làm bồi, như kép hát
Lòng buồn tênh vẫn cười
Miệng sẵn sàng vâng dạ
Ý khách như ý trời
Làm bồi, như gái điếm
sợ những khách chơi dai
Đòi món này, kiểu nọ
Mà tiền chẳng bằng ai
Dưới mắt nhiều tên Mỹ
Ta là đứa man di
Tên cúng cơm khó đọc
Vẫn cương quyết duy trì
Ngày tám giờ, đã mệt
Thêm tám tiếng ban đêm
Chén dĩa run trong mắt
Bàn ghế nhảy trong tim
Thảm êm thành sỏi đá
Nằm đau buốt dưới chân
Khách chờ ăn sốt ruột
Mắt quắc đuổi sau lưng
Đầu bếp lười, thiếu rượu
Cứ gây gỗ liên miên
Óc tị hiềm quá nặng
Loanh quanh một chữ tiền!
Quản lý, người da trắng
đôi mày cong như sâu
tướng đi như vịt đẹt
miệng không ngớt càu nhàu
Mùa đông đến, tuyết rơi
Đường xá vắng thưa người
Khách cũng lười ra phố
Bồi bếp thở dài hơi
Ế ẩm, bèn lấy sách
Ra đọc chữ thánh hiền
Quản trị viên trờ đến
Nhoẻn miệng cười vô duyên
Rồi bày trò quét dọn
Rửa ráy với lau chùi
Quần ta, hồ thẳng nếp
Cứ gầm bàn mà chui
Đêm sâu như hố thẳm
Mắt đã đỏ hơn đèn
Phút trước giờ đóng cửa
Thêm một chàng Mỹ đen
Tên khách già khó tính
Đòi “Strip Steak” “well done”
Trời ơi, thêm nửa tiếng
Ta muốn thành du côn
Vừa ăn, vừa đọc báo
Chẳng buồn nhìn chung quanh
Nhà hàng im thin thít
Vắng như chùa bà đanh
Thêm một giờ trôi qua
Trăng non, nay đã già
Thỏa mãn cơn hành hạ
Tên khách già đi ra
Tiền típ mười phần trăm
Tức, chỉ biết rủa thầm
Nhìn mâm, mâm chẳng nói
Nhìn dĩa, dĩa trầm ngâm
Quá tuổi tri thiên mệnh
Ta vẫn còn vác mâm
Môi vẫn bầm tê tái
Thuốc không hút mà thâm
Tạ ơn chiếc xe già
Chở nặng quãng đời ta
Ta và ngươi chung phận
Hạt cát giữa hằng sa
Quá năm mươi, nhìn lại
Thấy kinh hãi quá chừng
Biết làm sao níu nổi
Xe thời gian dửng dưng
Ta nhuộm đầu đen mướt
Cố giấu hồn bạc phơ
Bởi đời là bể khổ
Nên lặn hụp từng giờ!
Mỗi chiều ta lại đến
Khách sạn dưới chân cầu
Thay đồ như kép hát
Thủ vai một ả hầu
Phần tư thế kỷ dài
Ta quanh quẩn nơi đây
Bao nhiêu người đổi “job”
Ta vẫn còn loay hoay
Vẫn những dãy hành lang
hiu hắt ánh điện vàng
những cửa phòng im ỉm
che chiếu giường truy hoan
Vẫn những khung kính rộng
nhìn xuống một dòng sông
chảy qua đời bịn rịn
cuốn nỗi sầu mênh mông
Vẫn một quầy rượu cũ
Nằm ngửi khói thuốc cay
Rượu trắng đen vàng đỏ
Như lũ người qua đây
Đã gần ba mươi năm
Ta mất ánh trăng rằm
Đắm chìm trong lốc xoáy
Khản cổ gào vô âm
Làm bồi, như kép hát
Lòng buồn tênh vẫn cười
Miệng sẵn sàng vâng dạ
Ý khách như ý trời
Làm bồi, như gái điếm
sợ những khách chơi dai
Đòi món này, kiểu nọ
Mà tiền chẳng bằng ai
Dưới mắt nhiều tên Mỹ
Ta là đứa man di
Tên cúng cơm khó đọc
Vẫn cương quyết duy trì
Ngày tám giờ, đã mệt
Thêm tám tiếng ban đêm
Chén dĩa run trong mắt
Bàn ghế nhảy trong tim
Thảm êm thành sỏi đá
Nằm đau buốt dưới chân
Khách chờ ăn sốt ruột
Mắt quắc đuổi sau lưng
Đầu bếp lười, thiếu rượu
Cứ gây gỗ liên miên
Óc tị hiềm quá nặng
Loanh quanh một chữ tiền!
Quản lý, người da trắng
đôi mày cong như sâu
tướng đi như vịt đẹt
miệng không ngớt càu nhàu
Mùa đông đến, tuyết rơi
Đường xá vắng thưa người
Khách cũng lười ra phố
Bồi bếp thở dài hơi
Ế ẩm, bèn lấy sách
Ra đọc chữ thánh hiền
Quản trị viên trờ đến
Nhoẻn miệng cười vô duyên
Rồi bày trò quét dọn
Rửa ráy với lau chùi
Quần ta, hồ thẳng nếp
Cứ gầm bàn mà chui
Đêm sâu như hố thẳm
Mắt đã đỏ hơn đèn
Phút trước giờ đóng cửa
Thêm một chàng Mỹ đen
Tên khách già khó tính
Đòi “Strip Steak” “well done”
Trời ơi, thêm nửa tiếng
Ta muốn thành du côn
Vừa ăn, vừa đọc báo
Chẳng buồn nhìn chung quanh
Nhà hàng im thin thít
Vắng như chùa bà đanh
Thêm một giờ trôi qua
Trăng non, nay đã già
Thỏa mãn cơn hành hạ
Tên khách già đi ra
Tiền típ mười phần trăm
Tức, chỉ biết rủa thầm
Nhìn mâm, mâm chẳng nói
Nhìn dĩa, dĩa trầm ngâm
Quá tuổi tri thiên mệnh
Ta vẫn còn vác mâm
Môi vẫn bầm tê tái
Thuốc không hút mà thâm
Tạ ơn chiếc xe già
Chở nặng quãng đời ta
Ta và ngươi chung phận
Hạt cát giữa hằng sa
Quá năm mươi, nhìn lại
Thấy kinh hãi quá chừng
Biết làm sao níu nổi
Xe thời gian dửng dưng
Ta nhuộm đầu đen mướt
Cố giấu hồn bạc phơ
Bởi đời là bể khổ
Nên lặn hụp từng giờ!
trầm mặc thiên thu
tháng 3/05
Tô mì quảng nhớ đời
Gần cả năm mới về thăm gia đình vợ ở Cali, có được vài ngày rảnh rổi, Thiện bàn với vợ:
-Hay là mình nhân dịp này đi San Jose thăm anh chị Đoản một chuyến? Lần chót anh gặp anh Đoản là vào năm 2010, đến nay cũng đã 5 năm rồi.
Phượng, vợ Thiện, tỏ vẻ hơi ngần ngại:
- Anh quen thân với anh chị Đoản lắm không? Lỡ người ta không tiếp mình thì sao?
Thiện thuyết phục vợ:
-Em cũng đã từng gặp anh Đoản một lần vào năm 2010 rồi, nhớ không? Đó cũng là lần duyên nợ của chúng mình….
- Em biết. Nhưng trước đó, anh đã gặp anh Đoản được bao nhiêu lần?
- Hai lần em ạ. Một lần vào cuối tháng 5 năm 2003 ở Dallas tại nhà anh Hoàng, bạn thân từ năm còn học đệ tứ với anh. Lần khác cũng vào năm 2003, tháng 7, tại San Jose khi cùng với người vợ cũ và con gái xuống San Jose thăm gia đình bên ngoại của nó.
Như có hứng, Thiện huyên thiên ca ngợi anh Đoản với vợ:
- Anh Đoản tuy lớn tuổi nhưng nhanh nhẹn và nhiệt tình lắm em ạ. Lần gặp anh ấy ở San Jose vào tháng 7 năm 2003, anh đã bỏ ra nguyên một ngày để đưa anh đi một vòng phố xá và giới thiệu anh với một số cây bút ở đây, trong số có một nữ văn sĩ và một nữ thi sĩ. Buổi trưa hôm đó anh Đoản đưa anh đi ăn tại một quán phở gần khu Lion mà anh quên mất tên rồi. Chừng như đã hẹn nhau từ trước, vừa ngồi chưa được bao lâu thì người nữ thi sĩ ấy đến. Trong lúc đang ngồi ăn, chị ấy có nhắc đến chuyện sẽ cho ra mắt một tuyển tập thơ với sự tham gia của rất nhiều người, trong số có anh Đoản. Chị ấy cũng ngõ ý mời anh tham gia. Anh thấy chừng như anh Đoản và người nữ thi sĩ này rất tâm đắc.
7 năm sau, vào dịp lễ Lao Động năm 2010, anh lại có dịp gặp anh Đoản lần nữa. Lần này cũng nhân dịp đại hội đồng hương, tổ chức tại thành phố Las Vegas. Anh đã từ DC bay xuống San Jose, ở lại nhà anh Đoản một đêm để sáng hôm sau cùng với anh ấy lái xe từ San Jose đi Las Vegas để dự đại hội. Lần đó anh lấy được phòng khách sạn Marriott miễn phí ở Las Vegas nên cả 2 anh em chỉ phải tốn tiền xe, tiền ăn và tiền...thua máy ở casino. Anh Đoản sòng phẳng lắm, luôn đòi chia đôi tất cả các phí tổn.
Sau khi đại hội kết thúc, anh và anh Đoản cùng với 2 người bạn khác của anh đã từ Las Vegas lái xe về quận Cam và đây là chính lần đầu tiên anh gặp được em. Vì vậy có thể nói anh Đoản cũng là chứng nhân cho một cuộc tình!
Phượng nguýt yêu chồng:
- Cải lương gớm!
Ngưng vài giây như để nhớ lại chi tiết nào đó, Thiện kể tiếp:
- Sau khi chia tay với em, anh cùng anh Đoản ghé lại Đài kỷ niệm chiến sĩ Việt Mỹ chụp vài tấm ảnh rồi sau đó anh Đoản giành lái xe. Anh lái một lèo về đến San Jose, chỉ dừng lại một lần để đổ xăng. Anh Đoản tuy lớn tuổi nhưng lái xe cừ lắm em ạ. Có khi anh liếc nhìn đồng hôà tốc độ thấy cây kim vượt quá số 90. Nhiều lần anh Đoản leo lề, bánh xe cán lên những lằn gạch nhám khua rồn rột, anh hơi lo ngại khi đoán không chừng anh Đoản buồn ngủ nên kêu anh ấy giao lại tay lái nhưng anh ấy cự tuyệt với lý do “chú mày chạy chậm lắm, biết chừug nào mới về tới nơi!”. Vì vậy mà anh đành thúc thủ, ngồi chịu trận cho đến khi về đến San Jose vào lúc gần 11 giờ đêm.
Đêm ấy anh ngủ lại nhà anh Đoản để sáng hôm sau lên đường đi Houston thăm anh Phước, cũng là một người bạn thân của anh từ buổi thiếu thời. Buổi sáng trước giờ ra phi trường, anh Đoản thức dậy thật sớm đi mua 2 ổ bánh mì thịt cho anh bỏ ba lô mang theo ăn dọc đường. Hai ổ bánh mì tình nghĩa đó đã gây cho anh một ấn tượng rất đẹp về người anh mới quen này và từ đó đến nay lúc nào anh cũng nghĩ về anh Đoản bằng cả tâm tình quý mến.
Phượng ngồi im trong giây lát, chừng như ngẫm nghĩ điều gì. Phút sau, nàng tỏ ý băn khoăn:
- Từ đó đến nay anh có còn gặp lại anh Đoản nữa hay không?
- Không em ạ, và đó là một trong những điều luôn làm anh băn khoăn khi đã khá lâu anh không có dịp gặp lại anh Đoản. Anh luôn có cảm tưởng như anh phải gặp lại anh chị Đoản ít nhất một lần để được đãi ngộ hai anh chị, ít ra cũng là một bữa ăn, để có dịp bày tỏ tấm lòng của người em vẫn luôn nhớ đến cử chỉ cao đẹp của đàn anh. Bên cạnh đó, anh biết anh Đoản cũng đang bước dần vào lứa tuổi tám mươi, vì vậy gặp được anh ấy càng sớm càng tốt để nếu giữa anh và anh ấy nếu có ai đi trước thì anh sẽ không ân hận. Trên đời này anh thường thấy người ta khóc lóc sụt sùi, đăng phân ưu, chia buồn… búa xua trên các mặt báo khi người thân hay bạn bè chết nhưng khi người ta còn sống thì lại chẳng sống hết lòng với nhau. Làm như vậy để làm gì! Với anh, bây giờ khi đã có điều kiện và nhất là có một người vợ tâm đầu ý hiệp như em, anh không muốn bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để sống trọn vẹn với người thân, bạn bè và chính mình.
Như nhớ ra điều gì, Phượng ngắt lời Thiện:
- Hồi này anh nói anh Đoản rất tâm đắc với bà thi sĩ nào đó, anh có biết thêm điều gì về người nữ sĩ ấy không? Bà ta chắc đẹp và tài lắm nhỉ?
Thiện gật gù:
- Nghe nói nữ thi sĩ này có một chỗ đứng rất vững chắc trên thi đàn. Anh cũng đã có dịp đọc vài bài thơ của bà. Thơ buồn và ướt át lắm em ạ. Mà em biết gì không? Cũng tại bà thi sĩ này mà anh bị chị Đoản nghi là anh …dắt mối cho anh Đoản. Lần đó, sau khi anh về đến DC, anh Đoản gọi điện thoại cho anh và nói chị sẽ gọi anh để hỏi chuyện. Anh hỏi anh Đoản chuyện gì thì anh Đoản nói có liên quan đến bà thi sĩ đó, và anh nói "mấy con gà ghét nhau tiếng gáy vậy thôi mà, em ơi... em ráng chịu đựng bà xã anh chút nhen!” Thật bất ngờ cho anh vì lúc đó anh còn sống chung với người vợ cũ, một người đàn bà rất khó khăn. Vì vậy mà anh lo nơm nớp, thầm cầu mong cho chị Đoản đừng gọi. Anh nói anh Đoản, thôi anh làm ơn làm phước nói với chị nhà đừng gọi, má sắp nhỏ của em dữ lắm anh ơi! Anh Đoản nói không được đâu, sớm muộn gì bà ấy cũng sẽ gọi, em chuẩn bị tinh thần, rồi chuyện gì cũng qua mà em.
Phượng thắc mắc:
- Sao kỳ vậy? Tại sao vợ anh Đoản lại nghi ngờ anh…dắt mối trong khi bà thi sĩ đó là người ở San Jose, còn anh là dân DC?
- Anh cũng không biết nữa. Có lẽ anh Đoản đã nói sao đó với vợ để chị ấy khỏi nghi chăng? Hay anh ấy nói chính anh là người đã lôi kéo anh Đoản tham gia tập thơ của bà thi sĩ ấy, trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại?
- Rồi vợ anh Đoản có gọi anh không?
- Có chứ sao không! Bà gọi ngay vào lúc bà vợ cũ của anh đang đứng bên cạnh. Anh hoảng quá, lật đật xách cái cordless phone chạy ra ngoài sân để bà ấy khỏi nghe. Rõ ràng ách giữa đàng mang vào cổ, ai du dương sung sướng đâu không biết, anh phải vễnh tai nghe chị Đoản nói cho một tràng đinh tai điếc óc, rằng tại sao chú lại giới thiệu con nớ với anh Đoản, chú có biết là con nớ nó là một con rất lăng loàn, lang chạ với hết thằng này thằng kia ở San Jose không? Phần thì sợ bà vợ cũ của anh nghe, phần lo nếu mình ăn nói không khéo e anh Đoản lại bị vợ nghi ngờ nặng nề thêm cho nên anh chỉ còn biết ôm cái ống nghe chịu trận. Gần 10 phút sau có lẽ chị Đoản thấy anh không có phản ứng gì, chị có tiếp tục lãi nhãi thì chỉ như nói với chính mình nên chị nói “bye”. Tắt điện thoại, anh thấy như quăng được một tảng đá lớn đang đè nặng trên ngực, và còn mừng hơn khi nghĩ chắc bà vợ cũ của mình không biết mình nói chuyện với ai. Dè đâu bà vợ cũ của anh vốn đã hoài nghi nên bà ta đâu có buông tha. Hôm đó bà ta hạch hỏi anh đủ điều và nói, à há, cho đi chơi với văn nhân thi sĩ một lần là bắt đầu đổ đốn ra, con cái còn nhỏ mà không lo, lo chuyện mèo mả gà đồng gì đâu không, vân vân… Anh hết lời phân bua nhưng bà ta vẫn cứ cằn nhằn từ giờ này sang giờ khác. Bà ấy nói nếu anh không có gì thì tại sao vợ người ta lại gọi mắng vốn. Vậy anh chính là người bày mưu độc xử rồi chứ gì, lại còn dám chối nữa sao!
Phượng nhìn Thiện với ánh mắt như tội nghiệp anh chồng lù khù của mình phải chịu hàm oan. Nàng định mở lời thì Thiện tiếp:
- Mấy hôm sau đó, anh vừa buồn vừa giận anh Đoản đã để cho anh phải bị bầm vập một cách hết sức oan uổng. Thời đó cell phone chưa thịnh hành như bây giờ và anh cũng chẳng có cell phone. Anh bèn ra tiệm Seven Eleven mua một cái phone card rồi dùng điện thoại công cộng để gọi trách anh Đoản một trận cho hả tức. Anh ấy nói chuyện qua rồi em, mấy con gà ghét nhau tiếng gáy vậy thôi mờø, có gì đâu! Anh nói thầm, anh Đoản nói vậy vì anh chẳng biết tình cảnh gia đình tôi nên nói có gì đâu, suýt chút nữa là má sắp nhỏ của tôi quăng giấy luật sư vô mặt tôi rồi chứ có gì đâu! Thấy trách móc cũng bằng thừa, hơn nữa, anh không muốn mất một người bạn mới quen nên chỉ còn cách cố quên đi mọi chuyện cho vơi tức.
Vuốt mấy cọng tóc muối tiêu lòa xòa trên trán Thiện, Phượng nhỏ nhẹ nói:
- Anh Đoản cũng kỳ quá hén! Tự dưng để cho anh tui suýt chút nữa bị bà chằng nhai xương rồi. Vậy mà anh vẫn nghĩ là anh ấy tốt với anh.
Thiện phản đối:
- Không tốt sao dược vì khi gặp lại vào năm 2010, anh ấy đã có thái độ rất chí tình, bằng chứng là em thấy anh ta đã phải thức khuya dậy sớm lặn lội đi mua bánh mì cho anh bỏ ba lô để ra phi trường ăn. Có ai chu đáo như vậy không?
Phượng tỏ vẻ không đồng ý:
- Ổ bánh mì đâu tốn kém bao nhiêu anh, hơn nữa, ai cũng có thể làm được chuyện đó mà! Hay biết đâu vì anh làm cái gì đó “nice” với anh ấy nên anh ấy “nice” lại?
Thiện lắc đầu:
- Anh không nghĩ như vậy. Hai ổ bánh mì tuy không đáng giá bao nhiêu nhưng quý ở lòng người đi mua. Chính vì vậy mà anh luôn mơ ước trong những chuyến về Cali, sẽ có một lần mình lái xe đi San Jose thăm anh chị ấy.
- Anh biết đường từ đây đi San Jose gần 400 dặm, có những đoạn kẹt cả tiếng đồng hồ không? Đó là chưa nói đến có thể có những hiểm nguy bất ngờ như tai nạn xe cộ, cháy rừng chẳng hạn. Nếu không phải là người trong gia đình hay thân tình lắm, chẳng ai dám bỏ thì giờ đi xa như vậy.
Thiện quả quyết:
- Người ta đi được, mình đi được em. Nếu em đồng ý, anh sẽ gọi báo cho anh chị Đoản biết là mình sẽ đi thăm anh chị ấy vào ngày mai cho anh chị chuẩn bị trước.
- Rồi chuyện ăn ngủ anh tính ra sao? Anh dịnh chọn khách sạn nào? Lấy phòng ở Marriott nữa đi nha!
- Anh nghĩ mình không cần phải mướn khách sạn vì hôm trước anh có dọ hỏi anh Đoản thì anh ấy nói sẽ có phòng cho tụi mình ở lại. Không phải anh tiếc tiền phòng nhưng như vậy tiện hơn vì mình sẽ có dịp cùng anh chị Đoản chuyện trò cả đêm, nếu thích.
- Em vẫn nghĩ mình nên lấy phòng khách sạn thì hơn. Cho dù anh Đoản nói anh ấy có phòng, để tránh những bất ngờ vào giờ chót, anh hỏi kỹ anh Đoản lần nữa về chuyện ngủ lại nhà anh ấy đi nhé.
Được sự tán đồng của vợ, Thiện mừng lắm. Vậy là anh sắp có dịp thực hiện mơ ước của anh: Đi thăm anh chị Đoản ít nhất một lần để nếu lỡ một trong hai người có như thế nào thì chẳng ai hối tiếc. Thiện gọi cho anh Đoản biết ngày mốt vợ chồng Thiện sẽ có mặt ở San Jose. Vẫn giọng hồn nhiên tự tin, anh Đoản nói “mấy em xuống đây chơi, anh có sẵn phòng nì!” Thiện đáp lời, “cám ơn anh, nhưng em xin dặn anh chị không được ăn trước hay nấu nướng gì hết, tụi em mời anh chị đi ăn”. Không chỉ đi ăn tối, Thiện còn định sáng hôm sau sẽ mời anh chị Đoản cùng đi thăm cầu Cựu Kim Sơn hay ra phố Lion uống cà phê như anh và anh Đoản đã từng đi trong lần gặp nhau vào 5 năm trước đó. Nói chuyện với anh Đoản xong, Thiện chạy vào phòng nói với Phượng:
- Anh ấy nói có phòng cho tụi mình em ạ, vì vậy em đừng lo chuyện mướn phòng khách sạn nha! Hơn nữa, mình mướn khách sạn không khéo anh chị Đoản giận, cho rằng mình chê nhà anh chị ấy sao? Thôi mình chuẩn bị vài món đồ cần thiết để sáng mai lên đường.
Phượng ngồi đăm chiêu như có gì khó nghĩ:
- Đi hơi gấp như vậy, anh có quà gì cho anh chị Đoản không?
Thiện gãi đầu:
- Anh nghĩ anh chị Đoản chắc không coi chuyện quà cáp là quan trọng đâu…Mình lái xe gần bốn trăm dặm đến để đưa anh chị đi ăn như vậy cũng có thể được xem là quà rồi.
Phượng phản đối:
- Anh lúc nào cũng nghĩ đơn giản. Không được đâu. Thôi thì em tặng chị hộp kem Shiseido này.
Cầm hộp kem Shiseido lên ngắm nghía, Thiện xuýt xoa:
- Woa...hộp kem này mắc tiền lắm em! Anh đã từng mua cho em trước đây, hình như cũng gần trăm bạc.
- Không sao anh. Tặng cho người mà anh quý mến, em không tiếc.
- Tặng chị mà không tặng anh Đoản thì kỳ quá… mà tặng anh Đoản thì biết tặng gì đây em?
Phượng nhìn quanh kiểm điểm lại đồ đạc rồi nói:
- Thôi phần anh ấy chắc mình tặng bao kẹo đặc sản Việt Nam này, cộng với một cái CD của em vậy. Chắc anh Đoản cũng thông cảm.
Thiện biết vợ thương chồng lắm nên mới lấy ra hộp Shiseido để tặng khách vì nàng rất thích hiệu mỹ phẩm này và giá của nó không thấp. Anh không còn lo đến gặp anh chị Đoản tay không nữa. Cho dù có tay không đi chăng nữa thì con tim vẫn đầy ắp tâm tình và chính cái tâm tình đó sẽ là cái giúp hai người vượt quãng đường dài nóng bức từ Nam đến bắc Cali để gặp lại một người mà Thiện hằng quý mến.
10 giờ sáng hôm sau, vợ chồng Thiện ghé Starbucks mua hai ly cà phê, cái bánh ngọt, ra trạm đổ xăng rồi trực chỉ lên đường. Người vui, cảnh vật cũng vui, Thiện thấy như mọi thứ chung quanh cũng đang reo vui với mình. Con đường vì thế mà ngắn lại cho dù hai người phải bị kẹt xe đến hai lần, mỗi lần một tiếng đồng hồ, lần đầu trên xa lộ liên bang số 5 và một lần trên liên tỉnh lộ 101. Trong lúc dừng nghỉ đổ xăng, Thiện không quên text cho anh Đoản biết vợ chồng anh đang trên đường đi. Anh Đoản hồi đáp ngắn gọn “OK”. Thiện nghĩ đến viễn ảnh vợ chồng anh cùng gia đình anh Đoản ngồi ăn ở nhà hàng rồi sau đó về nhà hàn huyên thâu đêm suốt sáng mà thấy lòng mát rượi cho dù cái nắng Cali mùa hạ nóng hâm hấp như lò nướng bánh.
Sau 8 tiếng lái xe miệt mài, cuối cùng vợ chồng Thiện cũng đến San Jose vào lúc 6 giờ 30 chiều. Thiện nhớ mang máng nhà anh chị Đoản nằm sau một khúc quanh, trước một cul-de-sac. Cái GPS hướng dẫn anh chạy ngay boong đến trước nhà anh chị Đoản. Thiện thấy anh Đoản đã đứng bên vệ đường chờ sẵn. Anh chỉ chỗ cho Thiêän đậu xe. Phượng nhắc Thiện mở cốp xe lấy quà ra cho anh chị Đoản trước, còn túi hành lý sẽ mang vào sau. Đứng ngay phía sau xe, anh Đoản có thể nhìn thấy cái va ly của vợ chồng Thiện nằm gọn gàng trong cốp xe. Thiện cúi mình lấy hộp mỹ phẩm, bao kẹo và cái CD để đưa cho anh Đoản. Anh Đoản khoác tay như không muốn nhận, Thiện bèn cầm hết các món quà trên tay rồi cùng Phượng theo anh Đoản vào nhà. Cảnh bên ngoài căn nhà cũng giống như lần Thiện ghé lại 5 năm về trước. Thiện có hơi ngạc nhiên khi thấy anh Đoản chừng như có cái gì là lạ và cũng không nhắc anh mang hành lý vào nhà cho dù đã nói là có phòng cho vợ chồng anh ngủ lại. Dẫn vợ chồng Thiện đi ngang hồ cá, anh Đoản nói:
- Nước hồ ni dơ lắm rồi nhưng đâu dám thay!
Thiện ngạc nhiên hỏi tại sao thì anh Đoản nói:
-Ở dưới ni đang khan hiếm nước dữ lắm, thay nước nó phạt cho mà chết!
Thiện thắc mắc:
- Làm sao họ biết anh thay?
- Họ đang theo dõi đồng hồ nước rát lắm.
Thiện nghĩ, à, thì ra địa phương này đang có vấn đề. Cho đến lúc đó, Thiện vẫn chưa hình dung được nạn khan hiếm nước sẽ mang đến những hậu quả nào khác.
Sau một vòng giới thiệu chim cá và cây kiểng, anh Đoản đưa vợ chồng Thiện vào nhà. Không thấy chị, Thiện hỏi anh Đoản chị đâu. Nghe tiếng, chị từ sau nhà bước vào và Thiện vội vàng chạy tới chào chị, không quên dúi vào tay chị hộp Shiseido và cẩn thận nói “quà của vợ em tặng chị đấy”. Chị cười, cám ơn, rồi nói anh đưa vợ chồng Thiện ra phòng khách uống trà. Thiện và Phượng ngồi xuống ghế, sau khi trao cho anh Đoản gói kẹo và cái CD. 3 người nói chuyện râm ran, Phượng ngồi bẹp hẳn xuống nền gỗ một cách rất tự nhiên. Thiện thương tính vợ xuề xòa, luôn tìm cách hòa đồng với tất cả mọi người và dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Thiện nhắc anh Đoản mời chị đi ăn tối thì anh nói “bà nớ đã nấu sẵn mì quảng cho cả nhà rồi, vài phút nữa hai em cùng ăn chung với anh chị và các con cháu!” Vợ chồng Thiện có hơi phật lòng khi đã căn dặn anh chị Đoản đừng ăn uống gì vì Thiện không muốn chị Đoản phải cực, hơn nữa, chuyến đi này mục đích chính của Thiện là để đáp lại tình nghĩa mà Thiện nghĩ anh Đoản đã dành cho mình. Anh Đoản nói, chị đã nấu rồi, thôi thì mình ăn ở nhà cho tiện. Ở vào thế chẳng đặng đừng, vợ chồng Thiện đành ngồi vào bàn ăn mà lòng bức rức lắm.
Thấy Thiện có vẻ không yên tâm, Chị Đoản trấn an, hai em đừng ngại, chị nấu như vậy hoài hà, ngày này qua ngày kia, chị nấu cho cả nhà ăn mà! Thiện thấy chị Đoản nấu mì quảng khá khéo tay, tuy đơn sơ nhưng cũng rất ngon miệng - hay có lẽ vì sau hơn 8 tiếng đồng hồ lái xe, bao tử lép xẹp nên ăn gì cũng thấy ngon!
Thấy tô của Thiện gần lưng, chị Đoản mang ra thêm một tô nữa và nói “cho 2 vợ chồng chú chia”. Phượng ăn một tô đã no cành hông cho nên Thiện ăn nốt tô thứ hai vì không muốn phụ lòng chị Đoản. Thiện ngước lên định trò chuyện với anh Đoản thì anh đã biến đâu mất. Thiện có hơi hụt hẫng khi thấy trước mặt vợ chồng anh là một khoảng trống rất quái lạ. Thiện nhìn quanh để tìm anh Đoản thì nhận ra anh đang ngồi xem gì đó trước màn hình máy computer. Thiện nhủ thầm, có lẽ vì mình ăn chậm quá, người “host” không thể chờ nổi. Thôi thế mình ăn lẹ lên để xem đến mục gì! Con gái anh Đoản mời Phượng uống Coke, Phượng từ chối và hỏi xin ly nước lạnh. Hồi lâu, Thiện nhìn sang phía vợ vẫn không thấy nước đâu mà lại thấy có tách trà nằm ở đó. Thiện hỏi “ủa, em không uống nước sao?” Phượng đáp, “anh Đoản nói còn nước trà, cần uống cho hết kẻo bỏ phí”.
Thiện thấy có cái gì rất lạ, chẳng lẽ anh Đoản không cho Phượng uống nước vì e nàng sẽ chê nước rẻ tiền chăng? Vì vậy nên mới cho khách uống trà trong khi khách xin được uống nước! Thiện còn nhớ trước khi vào bàn ăn, anh và Phượng hỏi phòng tắm đâu để hai người vào rửa tay. Hình như có tiếng ai đó nói điều gì liên quan đến việc khan hiếm nước thì phải. Ừ nhỉ, rửa tay tốn nước lắm chứ! Nhưng lúc đó Thiện vẫn không nghĩ ra chuyện khan hiếm nước tại thành phố này lại có thể trầm trọng đến như vậy. Nếu thực sự trầm trọng như vậy, tại sao anh Đoản không cảnh cáo trước, hoặc nhờ Thiện mua giùm vài thùng nước uống? Điều đó quá giản dị kia mà!
Phượng ăn xong trước và được anh Đoản mời ra ngồi ở phòng khách uống tiếp tách nước trà còn dang dở và ăn chút trái cây tráng miệng. Thiện vẫn còn vật lộn với tô mì quảng, anh vốn không thích ăn mỡ hay da nên cắn bỏ hết mấy miếng da gà. Anh Đoản thấy vậy, vỗ vai Thiện nói nửa đùa nửa thật “chú mày bây giờ cũng biết bỏ da nữa kia à!”. Thiện hơi hoang mang không hiểu anh Đoản nói đùa cho vui hay vì tiếc rẻ khi thấy Thiện bỏ mấy miếng da gà béo bở kia. Biết đâu anh ấy là người thích ăn mỡ, ăn da, mà thấy người khác vứt bỏ da thì lấy làm tiếc là lẽ đương nhiên! Thiện cười, nói như để xoa dịu người đã bỏ công nấu nướng “ăn da ngán quá anh à!”. Anh Đoản nói, chú mày ăn xong chưa, ra ngoài kia ăn tráng miệng, uống nước trà? Thiện nói, xong rồi, em sẽ ra ngay.
Thiện rời bàn ăn, bước ra phòng khách nơi Phượng vẫn còn ngồi bệt trên sàn gỗ. Nàng liếc nhanh Thiện như có ý muốn nói gì đó nhưng thôi. Thiện cảm thấy như có cái gì đã xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lúc Phượng theo anh Đoản bước ra phòng khách ăn tráng miệng. Anh nghĩ nếu có thì chắc chẳng có gì quan trọng nên thản nhiên ngồi xuống ghế sofa, bên cạnh chỗ Phượng đang ngồi. Phượng lấy chiếc nĩa ghim một miếng cantaloupe nhỏ đưa cho Thiện. Anh Đoản ngồi nhìn, không nói gì. Không khí trong phòng bỗng chìm xuống một cách ngột ngạt. Thốt nhiên, với ánh mắt phảng phất chút ái ngại, anh Đoản nhìn Thiện nói:
-Chút nữa anh đưa vợ chồng chú mày ra cái “inn” ngoài này ngủ qua đêm hỉ!
Thiện sửng sốt tưởng mình nghe lầm, hỏi dồn:
- Anh nói gì, “inn” gì? Em cứ tưởng…
Thấy nét mặt ngơ ngác của chồng, Phượng nói đỡ:
-Inn là khách sạn đó anh. Anh Đoản nói chút nữa ảnh sẽ chỉ đường cho mình ra khách sạn để lấy phòng ngủ.
Bấy giờ thì Thiện như người trên trời rớt xuống. Có nghĩa là Phượng đã được anh Đoản “bỏ nhỏ” trong thời gian anh còn ngồi một mình ở bàn ăn tiếp tục vật lộn với tô mì quảng. Anh không hiểu chuyện gì đã xảy ra vì cho đến giờ chót trước khi rời quận Cam, anh đã không nhận được bất cứ một cái text, email hay cú phone nào từ anh Đoản cho biết anh sẽ không có phòng cho vợ chồng Thiện ngủ lại. Lên xe rời quận Cam, Thiện vẫn đinh ninh mọi việc sẽ diễn biến như anh Đoản đã nói qua điện thoại, rằng anh sẽ có phòng cho vợ chồng Thiện ở lại. Nếu anh Đoản không có phòng thì vợ chồng Thiện cũng sẵn sàng gọi điện thoại hay lên Net đặt phòng khách sạn vì chủ đích của vợ chồng Thiện trong chuyến đi San Jose này là để thăm anh chị Đoản. Thiện còn nhớ Phượng đã hai ba lần đề nghị anh hãy lấy phòng khách sạn nhưng anh không chịu vì tin vào lời anh Đoản và cũng vì sợ anh chị Đoản giận tại sao có phòng không chịu ở mà lại đi mướn khách sạn. Lời anh Đoản “chút nữa anh đưa vợ chồng chú mày ra cái “inn” ngoài này ngủ qua đêm hỉ” bấy giờ như một thùng nước lạnh tạt vào mặt Thiện. Lòng anh tê tái, thương cho người vợ vì quá tin mình mà lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười như thế này. Thiện nghĩ không ra tại sao anh Đoản không cho Thiện biết trước có thay đổi vào giờ chót, là vợ chồng Thiện sẽ phải mướn khách sạn. Nếu được cho biết trước như vậy, có lẽ Thiện sẽ không thấy mình như người bị hụt chân bất ngờ và tự ái anh cũng được vuốt ve phần nào vì dù sao trong mắt Thiện anh Đoản cũng là một người tế nhị, biết tôn trọng bạn bè, em út. Đàng này anh Đoản để cho đến khi ngày sắp hết, đêm đang tới thì quá muộn rồi! Mướn phòng bất ngờ kiểu này chưa chắc có và nếu có thì chắc chắn sẽ phải trả giá cao tối đa vì khách sạn chỉ chờ những dịp như vậy hầu moi tiền khách hàng. Ở vào cái thế tiến thoái lưỡng nan, không đồng ý trả giá cao sẽ không có chỗ nghỉ qua đêm, người lỡ đường dễ trở thành những con mồi ngon cho các chủ nhân ông khách điếm.
Dù biết vậy, Thiện không lo về chuyện tốn tiền mà chỉ căm giận tại sao người ta lại đặt mình vào sự đã rồi. Có một cái gì đó đã xảy ra trong cái gia đình này để anh Đoản phải đi ngược lại lời nói của chính anh ta, để anh Đoản phải phụ lòng tin của thằng em đã từng kính mến và tin cậy anh. Có phải chị Đoản đã đẩy anh Đoản vào thế khó xử chăng? Thiện nghĩ vợ chồng anh cũng đã tỏ ra rất lễ độ với chị Đoản, và nhiều lần đã ngõ ý mời anh chị lên nhà vợ chồng Thiện ở DC để xem hoa đào nở và cũng để vợ chồng Thiện đưa anh chị đi thăm một vòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Rồi Thiện nghĩ, hay vì người ta sợ vợ chồng Thiện sẽ dùng nhà tắm, sẽ làm hao thêm số lượng nước vốn đã rất hiếm hoi, sẽ làm cho anh chị Đoản phải khốn đốn vì bị chính quyền địa phương phạt vạ? Nếu sự thật có như vậy thì đó cũng không phải là điều khó xử. Chỗ thân tình, chỉ cần anh chị Đoản thật lòng, bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết được. Thiện giận lắm, định mở miệng hỏi anh Đoản tại sao ra cớ sự này thì Phượng kín đáo liếc ngang chồng như ngầm nói, muộn rồi anh, đừng nói gì nữa cả. Cứ uống hết tách trà này rồi mình sẽ theo anh Đoản đi ra cái “inn” nào đó mà anh Đoản đã nói.
Như để phá bầu không khí yên lặng ngột ngạt đó, anh Đoản cất tiếng:
- Vợ chồng chú chạy mấy trăm dặm đường dài để được ăn một bữa mì quảng như ri thì cũng đáng lắm phải không nì?
Thiện không biết anh Đoản có ngụ ý gì trong câu nói đó. Thiện nghĩ, biết đâu anh Đoản có ý muốn nói để đáp ứng với cái khó nhọc của vợ chồng Thiện, chị Đoản đã bỏ công làm một bữa mì quảng thật đặc biệt để đãi vợ chồng anh? Như vậy không đúng vì lúc ngồi vào bàn ăn, anh Đoản nói chị vẫn thường nấu như thế này cho cả nhà ăn kia mà! Chẳng lẽ anh Đoản xem cái chân tình muốn đi thăm người và nỗi khó nhọc trên bước đường xa của vợ chồng Thiện chỉ có giá trị đủ để đổi lấy 2 tô mì quảng? Nếu thế, tại sao khi Thiện ngõ lời muốn đến thăm, anh chị Đoản không nói thẳng thôi chú em ơi, đường xa quá, đừng đi, có dịp nào ghé ngang qua San Jose hãy đi, đừng phí công, anh chị và gia đình vẫn khỏe, cám ơn các em. Nếu được như vậy, đã không có chuyến đi này và vợ chồng Thiện đã dành thêm được nhiều thì giờ cho gia đình Phượng. Thiện nghĩ lan man mà ân hận lắm, càng ân hận hơn nữa khi vì cái tính cả tin của mình mà vợ mình phải bị mất mặt. Nàng cũng đã từng nói với Thiện rằng nàng có một số bạn ở San Jose và ai cũng sẵn sàng để tiếp đón. Ấy thế mà Thiện lại quá tin vào anh Đoản để đến phút cuối bị đặt vào thế chẳng đặng đừng. Hành động của anh Đoản thật chẳng khác nào đem con bỏ chợ, và qua câu “chút nữa hai em ra 'inn' ngủ hỉ”, anh đã lựa lời đuổi khéo hai đứa em một cách ngọt ngào như vết dao bất ngờ đâm lút cán sau lưng. Bất ngờ vì Thiện không nghĩ trong cương vị đàn anh, anh Đoản có thể nuốt lời như vậy.
Đến giờ phút đó, trong khi mặt Thiện sa sầm thì mặt Phượng vẫn tươi. Nàng nói, anh Đoản, sáng mai sau khi rời khách sạn hai đứa em sẽ đến mời anh chị đi ăn sáng hay uống cà phê nhé. Tuy không nói ra nhưng Thiện ngầm không đồng ý, người ta đã ném mình ra đường mà còn mời với mọc. Đã vậy họ còn nói “đi mấy trăm dặm, ăn tô mì quảng cũng đáng lắm rồi”. Câu nói đó thật quá phủ phàng, Thiện giận đến nỗi anh đã muốn moi họng ói tô mì ra, trả lại cho gia chủ để xem như giữa hai bên chẳng nợ gì nhau. Tuy nhiên, là người trọng nhân nghĩa, Thiện biết mình không thể làm như thế. Thiện muốn dẫu thế nào đi nữa, anh cũng phải giữ mọi việc êm đẹp đến giờ phút cuối.
Thiện và Phượng rời phòng khách, chào chị Đoản lần chót rồi theo đưa anh Đoản ra xe. Phượng không quên nói vói theo, mùa xuân năm sau em mời anh chị lên nhà em chơi để tụi em đưa anh chị đi xem hoa đào. Lên xe rời nhà, anh Đoản nói, mấy tên đồng hương văn nghệ mỗi khi đến đây đều ngủ lại ở đó. Giá rẻ lắm, chừng 5, 6 chục đồng một đêm. Thoạt nghe, Thiện nghĩ không chừng anh Đoản đã chu đáo gọi đặt phòng trước cho mình rồi, hoặc nếu không thì chắc anh Đoản cũng có một “account” ở khách sạn ấy và anh đã lấy phòng cho hai đứa, Thiện chỉ việc hoàn tiền thuê phòng lại cho anh là xong. Nghĩ vậy nhưng Thiện làm thinh không nói gì vì Thiện biết đến giờ phút này nói chi cũng bằng thừa.
Dừng lại trước cửa khách sạn, anh Đoản ngồi lại trên xe và bảo vợ chồng Thiện vào lấy phòng. Hóa ra tất cả những giả thuyết nảy ra trong đầu Thiện trên đường từ nhà anh Đoản đến đây chỉ là mơ mộng hão. Chẳng có phòng nào được đặt trước cả và vì khách sạn gần như không còn phòng trống, Thiện phải trả một cái giá đắt gấp 3 lần con số anh Đoản đã nói. Thiện nhìn đồng hồ, bấy giờ đã gần 10 giờ đêm rồi, không ở đây, biết ở đâu? Thiện bực bội vô cùng. Giá mà anh Đoản nói trước rằng sẽ không có phòng dư ở nhà cho vợ chồng Thiện ngủ lại, Thiện đã có thể lấy được phòng ở một khách sạn khác tốt hơn với giá thấp hơn. Phượng nhìn tờ biên nhận như không tin vào mắt nàng. Nàng nói, đắt quá anh, thôi mình “cancel” đi, hai đứa sẽ lập tức lái xe trở về quận Cam ngay lúc này. Thiện suy nghĩ rất nhanh rồi tìm lời ngăn cản Phượng:
- Thôi em à, trời tối rồi, đường về xa lắm, vả lại đường băng qua đồi núi rất nhiều và hai đứa đều đã mệt đừ sau 8 tiếng lái xe. Về bây giờ lỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Ta không thể nào tiếc tiền trong trường hợp này được. Đành vậy, thôi ở lại đi. Mình lấy chìa khóa phòng rồi ra đưa anh Đoản về.
Đưa anh Đoản về đến nhà, Phượng vẫn không quên nhắc anh Đoản ngày mai hai đứa sẽ đến đưa anh chị đi ăn sáng hay uống cà phê. Anh Đoản gật đầu, không nói sẽ đi hay không. Thiện vẫy tay chào anh rồi vòng xe trở lại khách sạn, lòng vẫn còn buồn bực vì chuyện không đẹp xảy ra vào giờ chót. Vì quá tin anh Đoản mà Thiện đã làm cho Phượng bị mất mặt. Xưa nay nàng chưa bao giờ gặp phải trường hợp bị đem con bỏ chợ như thế này. Phượng nói:
- May quá, hồi nãy khi mới đến nhà anh Đoản mà mình xách túi hành lý xuống thì không còn gì quê hơn nữa...Cứ tưởng tượng hai đứa hăm hở kéo đồ vô để rồi không lâu sau đó bị tống cổ ra thì thật là xấu hổ hết sức.
Câu nói của Phượng nhắc Thiện nhớ lúc lúc mới đến, khi mở cốp xe lên, anh Đoản đứng sát một bên và chắc chắn đã thấy rương hành lý của vợ chồng anh. Thông thường khi đón khách thế nào chủ nhà cũng bảo “hai em mang hành lý vô luôn đi cho tiện!” Nhưng anh Đoản đã không nói gì. Thế mà tại sao Thiện lại có thể ngây thơ đến độ không nghĩ ra được người ta đã sắp xếp xong hết mọi việc, rằng sau khi bố thí cho mỗi đứa một tô mì quảng sẽ áp giải ra khỏi nhà! Nhưng tại sao họ lại có thể hành động được như thế trong khi chính anh Đoản đã nói nhà anh ấy có phòng dư cho vợ chồng Thiện ngủ lại. Thiện nghĩ nát óc nhưng vẫn không đoán được động cơ nào đã làm cho anh Đoản có những hành động không xứng đáng với niềm tin và lòng kính trọng của Thiện. Thiện biết từ nay mình sẽ mất đi một người bạn. Anh nói với Phượng:
- Sáng mai anh sẽ text cho anh Đoản biết là mình kẹt chuyện, không ghé lại đưa anh ấy đi uống cà phê. Anh không còn hứng thú nào để ngồi uống cà phê với một người không làm được những gì mình đã nói.
Trở lại khách sạn, Thiện bảo Phượng đi tắm cho khỏe trong khi anh kiểm soát phòng và các dụng cụ trong phòng. Mùi ẩm mốc, hơi người và mùi khói thuốc trộn lại thành một mùi hôi khó tả. Thiện đoán có lẽ một đám khách hút thuốc đã ngủ lại đây trong đêm qua. Thiện nhớ nhân viên khách sạn đã bắt anh phải ký tên xác nhận không được hút thuốc, vì đây là phòng “non-smoking”. Phòng “non smoking” không thể nào có mùi thuốc lá được! Anh mở máy lạnh cho quạt chạy tối đa để xua bớt những mùi hôi trong phòng rồi ngồi xuống mở laptop để xem internet của khách sạn có hoạt động hay không. Anh đẩy chiếc ghế có gắn sẵn bánh xe để đến sát bên bàn hơn thì chiếc ghế chúi nhủi ra phía trước. Anh nhìn xuống chân ghế, một chiếc bánh xe của ghế đã sút ra. Anh lui cui gắn lại nhưng rồi nó vẫn cứ văng ra. Xô chiếc ghế sang một bên, Thiện chúi mắt nhìn vào màn hình để xem có thể lên online được không. Khách sạn có hệ thống wi-fi nhưng anh phải có password mới có thể vào được. Anh nhấc điện thoại gọi front desk để hỏi password. Điện thoại im lìm, không nghe tiếng “dial tone” đâu cả. Phòng hôi, ghế hư, điện thoại không làm việc, trả gần hai trăm đồng để ở một cái phòng như thế này thật không thể chấp nhận được. Thiện dùng cell phone của mình để liên lạc với quản lý khách sạn, cho họ biết những sơ sót và yêu cầu được dời sang phòng khác. Anh nhấn mạnh phòng nào cũng được nhưng bắt buộc phải có một cái điện thoại dây có thể gọi ra ngoài vì đây là yếu tố an ninh căn bản. Biết đâu có người đã cắt đứt đường dây điện thoại phòng này với ý đồ đen tối nào đó?
Nghe Thiện trình bày, nhân viên khách sạn đồng ý cho vợ chồng anh dời sang phòng khác, nhưng chỉ vài phút sau, trong khi anh đang gom góp đồ đạc thì cô nhân viên khách sạn mang một cái điện thoại khác đến. Thiện bảo cô nhân viên đưa anh chìa khóa phòng khác. Với lời lẽ không mấy lễ độ, cô nhân viên nói không còn phòng trống nào nữa và vợ chồng anh bắt buộc phải ở lại phòng này. Chính vì vậy mà cô ta mang một cái điện thoại khác đến vì cô đoán cái điện thoại kia bị hư. Cô ta gắn điện thoại mới vào, loay hoay có đến hơn 5 phút nhưng điện thoại vẫn không chạy. Thiện biết hai cái điện thoại chẳng hư hỏng gì, nguyên nhân chính nằm ở đường dây. Đường dây có thể đã bị cắt hay có trục trặc kỹ thuật nào đó. Cô nhân viên khách sạn vẫn khư khư từ chối không cho vợ chồng Thiện dời sang phòng khác. Cô còn xẳng giọng nói như ra lệnh “Are you staying or not?” Trước thái độ ngang ngược của cô ta, Thiện nghĩ anh phải cần đến sự can thiệp của nhà chức trách. Sau khi cô ta rời phòng, anh dùng cell phone gọi cảnh sát địa phương. Sở cảnh sát cho biết sẽ gửi người đến. Thiện nói với vợ, mình không thể ở lại phòng này, không an toàn. Phượng đồng ý và hai người nhanh chóng mang hành lý ra khỏi phòng, trả chìa khóa lại cho nhân viên khách sạn.
Người trực ở front desk khi vợ chồng Thiện xuống trả chìa khóa lúc này không phải là cô nhân viên thiếu lễ độ ban nãy mà là một thanh niên gốc Ấn, ăn nói có phần nhã nhặn hơn cô gái kia. Thiện yêu cầu anh ta hoàn lại tiền mướn phòng vì phòng không được như ý và quan trọng nhất là thiếu an ninh. Anh ta cho biết với tư cách một nhân viên thường, anh không có khả năng hoàn tiền lại cho khách và đề nghị vợ chồng Thiện trở lại vào sáng hôm sau để gặp người quản lý của khách sạn. Thiện yêu cầu anh ta viết giấy xác nhận để anh dùng nó làm bằng chứng khi trở lại khách sạn ngày hôm sau. Ngay vào lúc đó, cảnh sát cũng vừa đến nơi. Phượng nói với anh cảnh sát rằng mọi việc đã được giải quyết và cám ơn sở cảnh sát đã hết lòng giúp đỡ.
Ra khỏi cửa khách sạn, vợ chồng Thiện bỗng chốc trở thành hai kẻ không nhà. Đêm đã khuya, nhà nhà kín cửa, phố xá vắng hoe. Phượng lên Net tìm địa chỉ và số điện thoại của các khách sạn gần đó. Nàng tìm được số điện thoại của Marriott Courtyard, nhưng tiếc thay, họ không còn phòng trống. Hơn thế nữa họ còn cho biết tất cả khách sạn Marriott trong đường kính 50 dặm đều đã hết phòng! Không chịu thua, vợ chồng Thiện tiếp tục gọi một số khách sạn khác nhưng kết quả đều bi đát như nhau: không nơi nào còn dư phòng.
Chạy tới chạy lui tìm khách sạn, nhìn đồng hồ đã quá hai giờ. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi trời sẽ sáng, Thiện nghĩ chắc chỉ còn cách tìm một góc phố hay bãi đậu xe nào đó, ngã lưng ghế ra rồi ngồi chờ mặt trời lên. Đêm trên phố lạ dài như vô tận, đã thế Thiện vẫn còn quay quắt với cách đối xử không mấy đẹp của anh Đoản, dày vò với nỗi ân hận đã làm cho vợ mình xấu hổ, mất mặt. Giá mà Thiện nghe theo lời Phượng lấy phòng khách sạn trước khi rời quận Cam thì đâu đến nỗi. Nhưng chẳng phải anh Đoản đã từng nói sẽ có phòng cho vợ chồng Thiện ngủ lại đấy sao? Hay vì Thiện quá ngây thơ, không hỏi lại anh cho rõ phòng gì, phòng nào, phòng ở đâu? Phòng ở cái “inn” với giá chừng 5,6 chục (!) như anh Đoản đoán cũng là phòng vậy!!! Không tài nào chợp mắt được, Thiện ngồi ôn lại từng cử chỉ, từng lời nói của anh chị Đoản. Thiện bỗng nhớ ra chị Đoản hỏi Thiện quê quán ở đâu. Thiện nói quê cha ngoài Trung nhưng Thiện sinh trưởng tại Sài gòn. Chị Đoản nói vậy chú là người Nam rồi, đâu phải người Trung nữa. Đến lúc này Thiện mới thấm thía câu nói đó. Biết đâu chị muốn nhắc cho Thiện nhớ rằng, đã không là đồng hương thì phải đối xử khác hơn! Thiện đau lòng khi nghĩ người ta xem mình như một loài dơi, chim không phải chim, chuột không phải chuột. Tội nghiệp Thiện lúc nào cũng nghĩ về quê cha bằng tấm lòng tha thiết cho dù không lớn lên trên quê hương miền Trung. Thiện thích sống với quá khứ, nâng niu trân trọng những gì mà anh nghĩ là ân tình, nhân nghĩa cho dù có khi đó chỉ là một sự đổi chác, có khi sòng phẳng, có khi không. Cũng chính vì nặng lòng với những cái anh nghĩ là tình người cao quý mà Thiện đã thuyết phục vợ lặn lội đi thăm anh chị Đoản. Nếu Thiện nghĩ được những gì anh Đoản đã làm cho Thiện là chỉ để đánh đổi một cái gì đó mà Thiện đã làm cho anh ấy thì chắc Thiện đã không quay quắt với một chữ tình, quay quắt đến nỗi lúc nào cũng nghĩ như mình còn đang thiếu người một món nợ phải trả. Thôi thì với những cái phủ phàng bạc bẽo mà vợ chồng Thiện nhận được hôm nay, món nợ ân tình, nếu có, đã trả xong.
Cuối cùng mặt trời cũng lên, đêm đi, ngày đến. Vợ chồng Thiện may mắn sống qua một đêm trong lòng xe, trên phố lạ. May mắn đã không có tên côn đồ nào đến cướp của, hành hung, hãm hiếp, bắn giết. May mắn đã không có cảnh sát đến làm khó dễ, đuổi xô. Chỉ phải tội vì thức trắng đêm nên hai đứa mắt đỏ hoe, cay xè, thân thể mỏi nhừ, đầu nặng như chì. Thiện bàn với Phượng tìm nơi uống cà phê ăn sáng rồi sẽ trở lại khách sạn Days Inn đòi tiền lại. Thiện tin ban quản lý khách sạn khi biết những sơ sót quá lớn của căn phòng sẽ thỏa mãn yêu cầu của anh. Thiện vẫn còn giữ tờ giấy người nhân viên khách sạn viết cho Thiện tối qua, xác nhận Thiện đã trả chìa khóa phòng vì phòng không đạt tiêu chuẩn. Với hơn phần tư thế kỷ làm việc trong ngành phục vụ, Thiện đã từng thấy ban quản lý khách sạn nơi anh làm việc luôn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng miễn sao yêu cầu đó không có gì quá đáng. Khách ăn không ngon, không phải trả tiền. Khách nhận phòng không vừa ý, khách sẽ được đưa sang phòng khác. Nếu không có phòng trống, khách sẽ được hoàn tiền lại. Các công ty khách sạn lớn của Mỹ như Marriott, Hyatt…luôn coi trọng khách hàng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để khỏi mất khách. Thiện nghĩ công ty Days Inn có lẽ cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ.
Trở lại khách sạn Days Inn, viên quản lý khách sạn lại cũng là một người đàn ông gốc Ấn giống như người nhân viên đã viết giấy xác nhận cho Thiện tối qua. Hắn ta bảo vợ chồng Thiện ngồi chờ cho hắn đi xem xét lại căn phòng trước khi quyết định hoàn tiền lại cho Thiện. Qua thái độ và cử chỉ của hắn, Thiện đoán được ý đồ của hắn và đoạn đường sắp tới sẽ rất gay go. Đêm qua, với ý định sẽ ngủ lại, Phượng đã dùng phòng tắm nhưng rồi vì đường dây điện thoại bị hỏng và yêu cầu dời sang phòng khác bị từ chối nên vợ chồng Thiện đã trả phòng. Thiện biết chắc nếu đây là khách sạn Marriott hay Hyatt, họ sẽ không lấy Thiện một xu, ấy là chưa nói đến họ sẽ hết lời xin lỗi khách vì những bất tiện và phiền nhiễu do họ gây ra cho khách. Nhưng đây không phải là Marriott hay Hyatt, mà là Days Inn, và viên quản lý này không phải người Mỹ mà là một người gốc Ấn. Biết đâu hắn cũng là co-owner hay có cổ phần trong khách sạn này. Thiện đã có quá nhiều kinh nghiệm giao dịch, làm việc với nhiều người gốc Ấn, họ rất bủn xỉn, keo kiệt, tìm đủ cách để lấy tiền và khi lấy được, nhả ra không dễ. Có lẽ hắn sẽ từ chối hoàn tiền với lý do Phượng đã dùng phòng tắm và nếu điều đó xảy ra, việc tranh chấp sẽ rất khó khăn. Thiện đoán biết có thể anh sẽ không lấy lại được một trăm phần trăm số tiền, mà phải chịu mất một số nào đó.
Đúng như Thiện nghĩ, 10 phút sau tên quản lý trở lại cho biết vợ chồng Thiện đã dùng phòng tắm nên hắn có đủ lý do từ chối không hoàn lại trọn vẹn số tiền. Phượng không đồng ý, thế là một cuộc tranh cãi diễn ra. Tên quản lý đanh mặt lại, lên tiếng dọa “nếu cần, tôi có thể không trả lại cho các người một xu!” Biết tính vợ ít khi chịu nhịn và sẵn sàng "chơi" tới cùng rồi ra sao thì ra, Thiện phải tìm cách thuyết phục Phượng rằng thôi để anh cố gắng lấy lại được đồng nào hay đồng đó, rồi mai mốt khi về nhà anh sẽ khiếu nại sau. Phượng dịu lại tuy vẫn còn hậm hực vì thái độ phách lối của tên quản lý. Sau một hồi lời qua tiếng lại, cuối cùng hắn nói hắn chỉ hoàn lại cho vợ chồng Thiện phân nửa tiền. Hắn viện lý do phải trả lương cho người lau chùi phòng tắm. Thiện nói nếu chỉ vì lý do dùng phòng tắm mà ông tính chúng tôi phân nửa tiền phòng là quá đắt, không công bằng chút nào. Nói gì thì nói, hắn nhất định không nhượng bộ và còn hăm he sẽ không trả lại xu nào vì hắn có đủ lý do để làm như vậy.
Biết không thể nào lay chuyển được tên quản lý gốc Ấn quá ương ngạnh và cứng cỏi này, Thiện đành chấp nhận với giải pháp do hắn đưa ra. Anh ngồi nghĩ mông lung, lần đầu tiên trong đời phải trả gần trăm bạc để chỉ được dùng phòng tắm trong vài phút! Nhất định đây sẽ là một kỷ niệm khó quên cho dù nó không phải là kỷ niệm đẹp. Nó sẽ được ghi thêm vào danh sách những kỷ niệm buồn vợ chồng Thiện có được trong chuyến đi này, và những kỷ niệm đó hy vọng sẽ giúp Thiện định nghĩa lại hai chữ “ân tình” một cách thực tế hơn, vì trên đời này còn được mấy ai lúc nào cũng trải hết lòng với người khác!
Trầm Mặc Thiên Thu
Tô mì quảng nhớ đời
Lái xe tám tiếng mệt nhoài
Thăm người, nào phải ăn mày tình thương!
Nuốt tô mì quảng đoạn trường
nhả ra không kịp còn vương hận lòng
cám ơn em đã cảm thông
cũng vì anh mới ra nông nổi này
nửa đêm xuôi ngược highway
tình người.. nhiều lúc nghĩ hoài không ra!
22/7/2015
Vẫn nỗi buồn cuối năm
thơ viết trên đường về
Đưa con về nội trú
Ba quay gót độc hành
Nẻo về xa thăm thẳm
Mắt đọng buồn long lanh
Kể con nghe chuyện cũ
lời từng lời xót xa
con, quay đầu lau mắt
ba, tim óc vỡ oà
Cái ngày oan nghiệt ấy
ba nhớ rõ như in
tiếng chửi thề thô bỉ
đóng hồn ba nhát đinh
rồi cũng từ hôm đó
ba thành ốc mượn hồn
dưới căn hầm quạnh quẽ
sống những ngày buồn nôn
Thu, Đông tàn, Xuân đến
Ba ngồi đợi giờ đi
Ngày con vào Đại học
Cũng là ngày chia ly
Ngày con lên nội trú
Ngày ba rời phố xưa
Hai mươi năm ở đó
Đầy bão bùng gió mưa
Xe lăn trên đường nhựa
Xe nghiến nát trong lòng
quay đầu nhìn cảnh cũ
nước mắt tràn như sông
Hành trang là kỷ niệm
Một thời cha với con
mười tám năm dâu biển
sầu nung hồn héo hon
Ba giờ thành vô sản
Ngày đi trắng cả tay
Hăm mấy năm cày cục
Tiền không cánh mà bay
Nhiều đêm ba thức giấc
nhìn lên bốn góc trần
trong đêm khuya tĩnh lặng
đầu nặng từng tiếng chân
nhớ căn nhà lộng lẫy
mồ hôi tưới cỏ xanh
hai mươi năm ở đấy
dù sao cũng chút tình
nhưng phải đành quay mặt
ra đi nát cả lòng
hai mươi năm xây dựng
một phút chỉ là không!
trầm mặc thiên thu
2009
Tô mì quảng nhớ đời
Gần cả năm mới về thăm gia đình vợ ở Cali, có được vài ngày rảnh rổi, Thiện bàn với vợ:
-Hay là mình nhân dịp này đi San Jose thăm anh chị Đoản một chuyến? Lần chót anh gặp anh Đoản là vào năm 2010, đến nay cũng đã 5 năm rồi.
Phượng, vợ Thiện, tỏ vẻ hơi ngần ngại:
- Anh quen thân với anh chị Đoản lắm không? Lỡ người ta không tiếp mình thì sao?
Thiện thuyết phục vợ:
-Em cũng đã từng gặp anh Đoản một lần vào năm 2010 rồi, nhớ không? Đó cũng là lần duyên nợ của chúng mình….
- Em biết. Nhưng trước đó, anh đã gặp anh Đoản được bao nhiêu lần?
- Hai lần em ạ. Một lần vào cuối tháng 5 năm 2003 ở Dallas tại nhà anh Hoàng, bạn thân từ năm còn học đệ tứ với anh. Lần khác cũng vào năm 2003, tháng 7, tại San Jose khi cùng với người vợ cũ và con gái xuống San Jose thăm gia đình bên ngoại của nó.
Như có hứng, Thiện huyên thiên ca ngợi anh Đoản với vợ:
- Anh Đoản tuy lớn tuổi nhưng nhanh nhẹn và nhiệt tình lắm em ạ. Lần gặp anh ấy ở San Jose vào tháng 7 năm 2003, anh đã bỏ ra nguyên một ngày để đưa anh đi một vòng phố xá và giới thiệu anh với một số cây bút ở đây, trong số có một nữ văn sĩ và một nữ thi sĩ. Buổi trưa hôm đó anh Đoản đưa anh đi ăn tại một quán phở gần khu Lion mà anh quên mất tên rồi. Chừng như đã hẹn nhau từ trước, vừa ngồi chưa được bao lâu thì người nữ thi sĩ ấy đến. Trong lúc đang ngồi ăn, chị ấy có nhắc đến chuyện sẽ cho ra mắt một tuyển tập thơ với sự tham gia của rất nhiều người, trong số có anh Đoản. Chị ấy cũng ngõ ý mời anh tham gia. Anh thấy chừng như anh Đoản và người nữ thi sĩ này rất tâm đắc.
7 năm sau, vào dịp lễ Lao Động năm 2010, anh lại có dịp gặp anh Đoản lần nữa. Lần này cũng nhân dịp đại hội đồng hương, tổ chức tại thành phố Las Vegas. Anh đã từ DC bay xuống San Jose, ở lại nhà anh Đoản một đêm để sáng hôm sau cùng với anh ấy lái xe từ San Jose đi Las Vegas để dự đại hội. Lần đó anh lấy được phòng khách sạn Marriott miễn phí ở Las Vegas nên cả 2 anh em chỉ phải tốn tiền xe, tiền ăn và tiền...thua máy ở casino. Anh Đoản sòng phẳng lắm, luôn đòi chia đôi tất cả các phí tổn.
Sau khi đại hội kết thúc, anh và anh Đoản cùng với 2 người bạn khác của anh đã từ Las Vegas lái xe về quận Cam và đây là chính lần đầu tiên anh gặp được em. Vì vậy có thể nói anh Đoản cũng là chứng nhân cho một cuộc tình!
Phượng nguýt yêu chồng:
- Cải lương gớm!
Ngưng vài giây như để nhớ lại chi tiết nào đó, Thiện kể tiếp:
- Sau khi chia tay với em, anh cùng anh Đoản ghé lại Đài kỷ niệm chiến sĩ Việt Mỹ chụp vài tấm ảnh rồi sau đó anh Đoản giành lái xe. Anh lái một lèo về đến San Jose, chỉ dừng lại một lần để đổ xăng. Anh Đoản tuy lớn tuổi nhưng lái xe cừ lắm em ạ. Có khi anh liếc nhìn đồng hôà tốc độ thấy cây kim vượt quá số 90. Nhiều lần anh Đoản leo lề, bánh xe cán lên những lằn gạch nhám khua rồn rột, anh hơi lo ngại khi đoán không chừng anh Đoản buồn ngủ nên kêu anh ấy giao lại tay lái nhưng anh ấy cự tuyệt với lý do “chú mày chạy chậm lắm, biết chừug nào mới về tới nơi!”. Vì vậy mà anh đành thúc thủ, ngồi chịu trận cho đến khi về đến San Jose vào lúc gần 11 giờ đêm.
Đêm ấy anh ngủ lại nhà anh Đoản để sáng hôm sau lên đường đi Houston thăm anh Phước, cũng là một người bạn thân của anh từ buổi thiếu thời. Buổi sáng trước giờ ra phi trường, anh Đoản thức dậy thật sớm đi mua 2 ổ bánh mì thịt cho anh bỏ ba lô mang theo ăn dọc đường. Hai ổ bánh mì tình nghĩa đó đã gây cho anh một ấn tượng rất đẹp về người anh mới quen này và từ đó đến nay lúc nào anh cũng nghĩ về anh Đoản bằng cả tâm tình quý mến.
Phượng ngồi im trong giây lát, chừng như ngẫm nghĩ điều gì. Phút sau, nàng tỏ ý băn khoăn:
- Từ đó đến nay anh có còn gặp lại anh Đoản nữa hay không?
- Không em ạ, và đó là một trong những điều luôn làm anh băn khoăn khi đã khá lâu anh không có dịp gặp lại anh Đoản. Anh luôn có cảm tưởng như anh phải gặp lại anh chị Đoản ít nhất một lần để được đãi ngộ hai anh chị, ít ra cũng là một bữa ăn, để có dịp bày tỏ tấm lòng của người em vẫn luôn nhớ đến cử chỉ cao đẹp của đàn anh. Bên cạnh đó, anh biết anh Đoản cũng đang bước dần vào lứa tuổi tám mươi, vì vậy gặp được anh ấy càng sớm càng tốt để nếu giữa anh và anh ấy nếu có ai đi trước thì anh sẽ không ân hận. Trên đời này anh thường thấy người ta khóc lóc sụt sùi, đăng phân ưu, chia buồn… búa xua trên các mặt báo khi người thân hay bạn bè chết nhưng khi người ta còn sống thì lại chẳng sống hết lòng với nhau. Làm như vậy để làm gì! Với anh, bây giờ khi đã có điều kiện và nhất là có một người vợ tâm đầu ý hiệp như em, anh không muốn bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để sống trọn vẹn với người thân, bạn bè và chính mình.
Như nhớ ra điều gì, Phượng ngắt lời Thiện:
- Hồi này anh nói anh Đoản rất tâm đắc với bà thi sĩ nào đó, anh có biết thêm điều gì về người nữ sĩ ấy không? Bà ta chắc đẹp và tài lắm nhỉ?
Thiện gật gù:
- Nghe nói nữ thi sĩ này có một chỗ đứng rất vững chắc trên thi đàn. Anh cũng đã có dịp đọc vài bài thơ của bà. Thơ buồn và ướt át lắm em ạ. Mà em biết gì không? Cũng tại bà thi sĩ này mà anh bị chị Đoản nghi là anh …dắt mối cho anh Đoản. Lần đó, sau khi anh về đến DC, anh Đoản gọi điện thoại cho anh và nói chị sẽ gọi anh để hỏi chuyện. Anh hỏi anh Đoản chuyện gì thì anh Đoản nói có liên quan đến bà thi sĩ đó, và anh nói "mấy con gà ghét nhau tiếng gáy vậy thôi mà, em ơi... em ráng chịu đựng bà xã anh chút nhen!” Thật bất ngờ cho anh vì lúc đó anh còn sống chung với người vợ cũ, một người đàn bà rất khó khăn. Vì vậy mà anh lo nơm nớp, thầm cầu mong cho chị Đoản đừng gọi. Anh nói anh Đoản, thôi anh làm ơn làm phước nói với chị nhà đừng gọi, má sắp nhỏ của em dữ lắm anh ơi! Anh Đoản nói không được đâu, sớm muộn gì bà ấy cũng sẽ gọi, em chuẩn bị tinh thần, rồi chuyện gì cũng qua mà em.
Phượng thắc mắc:
- Sao kỳ vậy? Tại sao vợ anh Đoản lại nghi ngờ anh…dắt mối trong khi bà thi sĩ đó là người ở San Jose, còn anh là dân DC?
- Anh cũng không biết nữa. Có lẽ anh Đoản đã nói sao đó với vợ để chị ấy khỏi nghi chăng? Hay anh ấy nói chính anh là người đã lôi kéo anh Đoản tham gia tập thơ của bà thi sĩ ấy, trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại?
- Rồi vợ anh Đoản có gọi anh không?
- Có chứ sao không! Bà gọi ngay vào lúc bà vợ cũ của anh đang đứng bên cạnh. Anh hoảng quá, lật đật xách cái cordless phone chạy ra ngoài sân để bà ấy khỏi nghe. Rõ ràng ách giữa đàng mang vào cổ, ai du dương sung sướng đâu không biết, anh phải vễnh tai nghe chị Đoản nói cho một tràng đinh tai điếc óc, rằng tại sao chú lại giới thiệu con nớ với anh Đoản, chú có biết là con nớ nó là một con rất lăng loàn, lang chạ với hết thằng này thằng kia ở San Jose không? Phần thì sợ bà vợ cũ của anh nghe, phần lo nếu mình ăn nói không khéo e anh Đoản lại bị vợ nghi ngờ nặng nề thêm cho nên anh chỉ còn biết ôm cái ống nghe chịu trận. Gần 10 phút sau có lẽ chị Đoản thấy anh không có phản ứng gì, chị có tiếp tục lãi nhãi thì chỉ như nói với chính mình nên chị nói “bye”. Tắt điện thoại, anh thấy như quăng được một tảng đá lớn đang đè nặng trên ngực, và còn mừng hơn khi nghĩ chắc bà vợ cũ của mình không biết mình nói chuyện với ai. Dè đâu bà vợ cũ của anh vốn đã hoài nghi nên bà ta đâu có buông tha. Hôm đó bà ta hạch hỏi anh đủ điều và nói, à há, cho đi chơi với văn nhân thi sĩ một lần là bắt đầu đổ đốn ra, con cái còn nhỏ mà không lo, lo chuyện mèo mả gà đồng gì đâu không, vân vân… Anh hết lời phân bua nhưng bà ta vẫn cứ cằn nhằn từ giờ này sang giờ khác. Bà ấy nói nếu anh không có gì thì tại sao vợ người ta lại gọi mắng vốn. Vậy anh chính là người bày mưu độc xử rồi chứ gì, lại còn dám chối nữa sao!
Phượng nhìn Thiện với ánh mắt như tội nghiệp anh chồng lù khù của mình phải chịu hàm oan. Nàng định mở lời thì Thiện tiếp:
- Mấy hôm sau đó, anh vừa buồn vừa giận anh Đoản đã để cho anh phải bị bầm vập một cách hết sức oan uổng. Thời đó cell phone chưa thịnh hành như bây giờ và anh cũng chẳng có cell phone. Anh bèn ra tiệm Seven Eleven mua một cái phone card rồi dùng điện thoại công cộng để gọi trách anh Đoản một trận cho hả tức. Anh ấy nói chuyện qua rồi em, mấy con gà ghét nhau tiếng gáy vậy thôi mờø, có gì đâu! Anh nói thầm, anh Đoản nói vậy vì anh chẳng biết tình cảnh gia đình tôi nên nói có gì đâu, suýt chút nữa là má sắp nhỏ của tôi quăng giấy luật sư vô mặt tôi rồi chứ có gì đâu! Thấy trách móc cũng bằng thừa, hơn nữa, anh không muốn mất một người bạn mới quen nên chỉ còn cách cố quên đi mọi chuyện cho vơi tức.
Vuốt mấy cọng tóc muối tiêu lòa xòa trên trán Thiện, Phượng nhỏ nhẹ nói:
- Anh Đoản cũng kỳ quá hén! Tự dưng để cho anh tui suýt chút nữa bị bà chằng nhai xương rồi. Vậy mà anh vẫn nghĩ là anh ấy tốt với anh.
Thiện phản đối:
- Không tốt sao dược vì khi gặp lại vào năm 2010, anh ấy đã có thái độ rất chí tình, bằng chứng là em thấy anh ta đã phải thức khuya dậy sớm lặn lội đi mua bánh mì cho anh bỏ ba lô để ra phi trường ăn. Có ai chu đáo như vậy không?
Phượng tỏ vẻ không đồng ý:
- Ổ bánh mì đâu tốn kém bao nhiêu anh, hơn nữa, ai cũng có thể làm được chuyện đó mà! Hay biết đâu vì anh làm cái gì đó “nice” với anh ấy nên anh ấy “nice” lại?
Thiện lắc đầu:
- Anh không nghĩ như vậy. Hai ổ bánh mì tuy không đáng giá bao nhiêu nhưng quý ở lòng người đi mua. Chính vì vậy mà anh luôn mơ ước trong những chuyến về Cali, sẽ có một lần mình lái xe đi San Jose thăm anh chị ấy.
- Anh biết đường từ đây đi San Jose gần 400 dặm, có những đoạn kẹt cả tiếng đồng hồ không? Đó là chưa nói đến có thể có những hiểm nguy bất ngờ như tai nạn xe cộ, cháy rừng chẳng hạn. Nếu không phải là người trong gia đình hay thân tình lắm, chẳng ai dám bỏ thì giờ đi xa như vậy.
Thiện quả quyết:
- Người ta đi được, mình đi được em. Nếu em đồng ý, anh sẽ gọi báo cho anh chị Đoản biết là mình sẽ đi thăm anh chị ấy vào ngày mai cho anh chị chuẩn bị trước.
- Rồi chuyện ăn ngủ anh tính ra sao? Anh dịnh chọn khách sạn nào? Lấy phòng ở Marriott nữa đi nha!
- Anh nghĩ mình không cần phải mướn khách sạn vì hôm trước anh có dọ hỏi anh Đoản thì anh ấy nói sẽ có phòng cho tụi mình ở lại. Không phải anh tiếc tiền phòng nhưng như vậy tiện hơn vì mình sẽ có dịp cùng anh chị Đoản chuyện trò cả đêm, nếu thích.
- Em vẫn nghĩ mình nên lấy phòng khách sạn thì hơn. Cho dù anh Đoản nói anh ấy có phòng, để tránh những bất ngờ vào giờ chót, anh hỏi kỹ anh Đoản lần nữa về chuyện ngủ lại nhà anh ấy đi nhé.
Được sự tán đồng của vợ, Thiện mừng lắm. Vậy là anh sắp có dịp thực hiện mơ ước của anh: Đi thăm anh chị Đoản ít nhất một lần để nếu lỡ một trong hai người có như thế nào thì chẳng ai hối tiếc. Thiện gọi cho anh Đoản biết ngày mốt vợ chồng Thiện sẽ có mặt ở San Jose. Vẫn giọng hồn nhiên tự tin, anh Đoản nói “mấy em xuống đây chơi, anh có sẵn phòng nì!” Thiện đáp lời, “cám ơn anh, nhưng em xin dặn anh chị không được ăn trước hay nấu nướng gì hết, tụi em mời anh chị đi ăn”. Không chỉ đi ăn tối, Thiện còn định sáng hôm sau sẽ mời anh chị Đoản cùng đi thăm cầu Cựu Kim Sơn hay ra phố Lion uống cà phê như anh và anh Đoản đã từng đi trong lần gặp nhau vào 5 năm trước đó. Nói chuyện với anh Đoản xong, Thiện chạy vào phòng nói với Phượng:
- Anh ấy nói có phòng cho tụi mình em ạ, vì vậy em đừng lo chuyện mướn phòng khách sạn nha! Hơn nữa, mình mướn khách sạn không khéo anh chị Đoản giận, cho rằng mình chê nhà anh chị ấy sao? Thôi mình chuẩn bị vài món đồ cần thiết để sáng mai lên đường.
Phượng ngồi đăm chiêu như có gì khó nghĩ:
- Đi hơi gấp như vậy, anh có quà gì cho anh chị Đoản không?
Thiện gãi đầu:
- Anh nghĩ anh chị Đoản chắc không coi chuyện quà cáp là quan trọng đâu…Mình lái xe gần bốn trăm dặm đến để đưa anh chị đi ăn như vậy cũng có thể được xem là quà rồi.
Phượng phản đối:
- Anh lúc nào cũng nghĩ đơn giản. Không được đâu. Thôi thì em tặng chị hộp kem Shiseido này.
Cầm hộp kem Shiseido lên ngắm nghía, Thiện xuýt xoa:
- Woa...hộp kem này mắc tiền lắm em! Anh đã từng mua cho em trước đây, hình như cũng gần trăm bạc.
- Không sao anh. Tặng cho người mà anh quý mến, em không tiếc.
- Tặng chị mà không tặng anh Đoản thì kỳ quá… mà tặng anh Đoản thì biết tặng gì đây em?
Phượng nhìn quanh kiểm điểm lại đồ đạc rồi nói:
- Thôi phần anh ấy chắc mình tặng bao kẹo đặc sản Việt Nam này, cộng với một cái CD của em vậy. Chắc anh Đoản cũng thông cảm.
Thiện biết vợ thương chồng lắm nên mới lấy ra hộp Shiseido để tặng khách vì nàng rất thích hiệu mỹ phẩm này và giá của nó không thấp. Anh không còn lo đến gặp anh chị Đoản tay không nữa. Cho dù có tay không đi chăng nữa thì con tim vẫn đầy ắp tâm tình và chính cái tâm tình đó sẽ là cái giúp hai người vượt quãng đường dài nóng bức từ Nam đến bắc Cali để gặp lại một người mà Thiện hằng quý mến.
10 giờ sáng hôm sau, vợ chồng Thiện ghé Starbucks mua hai ly cà phê, cái bánh ngọt, ra trạm đổ xăng rồi trực chỉ lên đường. Người vui, cảnh vật cũng vui, Thiện thấy như mọi thứ chung quanh cũng đang reo vui với mình. Con đường vì thế mà ngắn lại cho dù hai người phải bị kẹt xe đến hai lần, mỗi lần một tiếng đồng hồ, lần đầu trên xa lộ liên bang số 5 và một lần trên liên tỉnh lộ 101. Trong lúc dừng nghỉ đổ xăng, Thiện không quên text cho anh Đoản biết vợ chồng anh đang trên đường đi. Anh Đoản hồi đáp ngắn gọn “OK”. Thiện nghĩ đến viễn ảnh vợ chồng anh cùng gia đình anh Đoản ngồi ăn ở nhà hàng rồi sau đó về nhà hàn huyên thâu đêm suốt sáng mà thấy lòng mát rượi cho dù cái nắng Cali mùa hạ nóng hâm hấp như lò nướng bánh.
Sau 8 tiếng lái xe miệt mài, cuối cùng vợ chồng Thiện cũng đến San Jose vào lúc 6 giờ 30 chiều. Thiện nhớ mang máng nhà anh chị Đoản nằm sau một khúc quanh, trước một cul-de-sac. Cái GPS hướng dẫn anh chạy ngay boong đến trước nhà anh chị Đoản. Thiện thấy anh Đoản đã đứng bên vệ đường chờ sẵn. Anh chỉ chỗ cho Thiêän đậu xe. Phượng nhắc Thiện mở cốp xe lấy quà ra cho anh chị Đoản trước, còn túi hành lý sẽ mang vào sau. Đứng ngay phía sau xe, anh Đoản có thể nhìn thấy cái va ly của vợ chồng Thiện nằm gọn gàng trong cốp xe. Thiện cúi mình lấy hộp mỹ phẩm, bao kẹo và cái CD để đưa cho anh Đoản. Anh Đoản khoác tay như không muốn nhận, Thiện bèn cầm hết các món quà trên tay rồi cùng Phượng theo anh Đoản vào nhà. Cảnh bên ngoài căn nhà cũng giống như lần Thiện ghé lại 5 năm về trước. Thiện có hơi ngạc nhiên khi thấy anh Đoản chừng như có cái gì là lạ và cũng không nhắc anh mang hành lý vào nhà cho dù đã nói là có phòng cho vợ chồng anh ngủ lại. Dẫn vợ chồng Thiện đi ngang hồ cá, anh Đoản nói:
- Nước hồ ni dơ lắm rồi nhưng đâu dám thay!
Thiện ngạc nhiên hỏi tại sao thì anh Đoản nói:
-Ở dưới ni đang khan hiếm nước dữ lắm, thay nước nó phạt cho mà chết!
Thiện thắc mắc:
- Làm sao họ biết anh thay?
- Họ đang theo dõi đồng hồ nước rát lắm.
Thiện nghĩ, à, thì ra địa phương này đang có vấn đề. Cho đến lúc đó, Thiện vẫn chưa hình dung được nạn khan hiếm nước sẽ mang đến những hậu quả nào khác.
Sau một vòng giới thiệu chim cá và cây kiểng, anh Đoản đưa vợ chồng Thiện vào nhà. Không thấy chị, Thiện hỏi anh Đoản chị đâu. Nghe tiếng, chị từ sau nhà bước vào và Thiện vội vàng chạy tới chào chị, không quên dúi vào tay chị hộp Shiseido và cẩn thận nói “quà của vợ em tặng chị đấy”. Chị cười, cám ơn, rồi nói anh đưa vợ chồng Thiện ra phòng khách uống trà. Thiện và Phượng ngồi xuống ghế, sau khi trao cho anh Đoản gói kẹo và cái CD. 3 người nói chuyện râm ran, Phượng ngồi bẹp hẳn xuống nền gỗ một cách rất tự nhiên. Thiện thương tính vợ xuề xòa, luôn tìm cách hòa đồng với tất cả mọi người và dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Thiện nhắc anh Đoản mời chị đi ăn tối thì anh nói “bà nớ đã nấu sẵn mì quảng cho cả nhà rồi, vài phút nữa hai em cùng ăn chung với anh chị và các con cháu!” Vợ chồng Thiện có hơi phật lòng khi đã căn dặn anh chị Đoản đừng ăn uống gì vì Thiện không muốn chị Đoản phải cực, hơn nữa, chuyến đi này mục đích chính của Thiện là để đáp lại tình nghĩa mà Thiện nghĩ anh Đoản đã dành cho mình. Anh Đoản nói, chị đã nấu rồi, thôi thì mình ăn ở nhà cho tiện. Ở vào thế chẳng đặng đừng, vợ chồng Thiện đành ngồi vào bàn ăn mà lòng bức rức lắm.
Thấy Thiện có vẻ không yên tâm, Chị Đoản trấn an, hai em đừng ngại, chị nấu như vậy hoài hà, ngày này qua ngày kia, chị nấu cho cả nhà ăn mà! Thiện thấy chị Đoản nấu mì quảng khá khéo tay, tuy đơn sơ nhưng cũng rất ngon miệng - hay có lẽ vì sau hơn 8 tiếng đồng hồ lái xe, bao tử lép xẹp nên ăn gì cũng thấy ngon!
Thấy tô của Thiện gần lưng, chị Đoản mang ra thêm một tô nữa và nói “cho 2 vợ chồng chú chia”. Phượng ăn một tô đã no cành hông cho nên Thiện ăn nốt tô thứ hai vì không muốn phụ lòng chị Đoản. Thiện ngước lên định trò chuyện với anh Đoản thì anh đã biến đâu mất. Thiện có hơi hụt hẫng khi thấy trước mặt vợ chồng anh là một khoảng trống rất quái lạ. Thiện nhìn quanh để tìm anh Đoản thì nhận ra anh đang ngồi xem gì đó trước màn hình máy computer. Thiện nhủ thầm, có lẽ vì mình ăn chậm quá, người “host” không thể chờ nổi. Thôi thế mình ăn lẹ lên để xem đến mục gì! Con gái anh Đoản mời Phượng uống Coke, Phượng từ chối và hỏi xin ly nước lạnh. Hồi lâu, Thiện nhìn sang phía vợ vẫn không thấy nước đâu mà lại thấy có tách trà nằm ở đó. Thiện hỏi “ủa, em không uống nước sao?” Phượng đáp, “anh Đoản nói còn nước trà, cần uống cho hết kẻo bỏ phí”.
Thiện thấy có cái gì rất lạ, chẳng lẽ anh Đoản không cho Phượng uống nước vì e nàng sẽ chê nước rẻ tiền chăng? Vì vậy nên mới cho khách uống trà trong khi khách xin được uống nước! Thiện còn nhớ trước khi vào bàn ăn, anh và Phượng hỏi phòng tắm đâu để hai người vào rửa tay. Hình như có tiếng ai đó nói điều gì liên quan đến việc khan hiếm nước thì phải. Ừ nhỉ, rửa tay tốn nước lắm chứ! Nhưng lúc đó Thiện vẫn không nghĩ ra chuyện khan hiếm nước tại thành phố này lại có thể trầm trọng đến như vậy. Nếu thực sự trầm trọng như vậy, tại sao anh Đoản không cảnh cáo trước, hoặc nhờ Thiện mua giùm vài thùng nước uống? Điều đó quá giản dị kia mà!
Phượng ăn xong trước và được anh Đoản mời ra ngồi ở phòng khách uống tiếp tách nước trà còn dang dở và ăn chút trái cây tráng miệng. Thiện vẫn còn vật lộn với tô mì quảng, anh vốn không thích ăn mỡ hay da nên cắn bỏ hết mấy miếng da gà. Anh Đoản thấy vậy, vỗ vai Thiện nói nửa đùa nửa thật “chú mày bây giờ cũng biết bỏ da nữa kia à!”. Thiện hơi hoang mang không hiểu anh Đoản nói đùa cho vui hay vì tiếc rẻ khi thấy Thiện bỏ mấy miếng da gà béo bở kia. Biết đâu anh ấy là người thích ăn mỡ, ăn da, mà thấy người khác vứt bỏ da thì lấy làm tiếc là lẽ đương nhiên! Thiện cười, nói như để xoa dịu người đã bỏ công nấu nướng “ăn da ngán quá anh à!”. Anh Đoản nói, chú mày ăn xong chưa, ra ngoài kia ăn tráng miệng, uống nước trà? Thiện nói, xong rồi, em sẽ ra ngay.
Thiện rời bàn ăn, bước ra phòng khách nơi Phượng vẫn còn ngồi bệt trên sàn gỗ. Nàng liếc nhanh Thiện như có ý muốn nói gì đó nhưng thôi. Thiện cảm thấy như có cái gì đã xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lúc Phượng theo anh Đoản bước ra phòng khách ăn tráng miệng. Anh nghĩ nếu có thì chắc chẳng có gì quan trọng nên thản nhiên ngồi xuống ghế sofa, bên cạnh chỗ Phượng đang ngồi. Phượng lấy chiếc nĩa ghim một miếng cantaloupe nhỏ đưa cho Thiện. Anh Đoản ngồi nhìn, không nói gì. Không khí trong phòng bỗng chìm xuống một cách ngột ngạt. Thốt nhiên, với ánh mắt phảng phất chút ái ngại, anh Đoản nhìn Thiện nói:
-Chút nữa anh đưa vợ chồng chú mày ra cái “inn” ngoài này ngủ qua đêm hỉ!
Thiện sửng sốt tưởng mình nghe lầm, hỏi dồn:
- Anh nói gì, “inn” gì? Em cứ tưởng…
Thấy nét mặt ngơ ngác của chồng, Phượng nói đỡ:
-Inn là khách sạn đó anh. Anh Đoản nói chút nữa ảnh sẽ chỉ đường cho mình ra khách sạn để lấy phòng ngủ.
Bấy giờ thì Thiện như người trên trời rớt xuống. Có nghĩa là Phượng đã được anh Đoản “bỏ nhỏ” trong thời gian anh còn ngồi một mình ở bàn ăn tiếp tục vật lộn với tô mì quảng. Anh không hiểu chuyện gì đã xảy ra vì cho đến giờ chót trước khi rời quận Cam, anh đã không nhận được bất cứ một cái text, email hay cú phone nào từ anh Đoản cho biết anh sẽ không có phòng cho vợ chồng Thiện ngủ lại. Lên xe rời quận Cam, Thiện vẫn đinh ninh mọi việc sẽ diễn biến như anh Đoản đã nói qua điện thoại, rằng anh sẽ có phòng cho vợ chồng Thiện ở lại. Nếu anh Đoản không có phòng thì vợ chồng Thiện cũng sẵn sàng gọi điện thoại hay lên Net đặt phòng khách sạn vì chủ đích của vợ chồng Thiện trong chuyến đi San Jose này là để thăm anh chị Đoản. Thiện còn nhớ Phượng đã hai ba lần đề nghị anh hãy lấy phòng khách sạn nhưng anh không chịu vì tin vào lời anh Đoản và cũng vì sợ anh chị Đoản giận tại sao có phòng không chịu ở mà lại đi mướn khách sạn. Lời anh Đoản “chút nữa anh đưa vợ chồng chú mày ra cái “inn” ngoài này ngủ qua đêm hỉ” bấy giờ như một thùng nước lạnh tạt vào mặt Thiện. Lòng anh tê tái, thương cho người vợ vì quá tin mình mà lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười như thế này. Thiện nghĩ không ra tại sao anh Đoản không cho Thiện biết trước có thay đổi vào giờ chót, là vợ chồng Thiện sẽ phải mướn khách sạn. Nếu được cho biết trước như vậy, có lẽ Thiện sẽ không thấy mình như người bị hụt chân bất ngờ và tự ái anh cũng được vuốt ve phần nào vì dù sao trong mắt Thiện anh Đoản cũng là một người tế nhị, biết tôn trọng bạn bè, em út. Đàng này anh Đoản để cho đến khi ngày sắp hết, đêm đang tới thì quá muộn rồi! Mướn phòng bất ngờ kiểu này chưa chắc có và nếu có thì chắc chắn sẽ phải trả giá cao tối đa vì khách sạn chỉ chờ những dịp như vậy hầu moi tiền khách hàng. Ở vào cái thế tiến thoái lưỡng nan, không đồng ý trả giá cao sẽ không có chỗ nghỉ qua đêm, người lỡ đường dễ trở thành những con mồi ngon cho các chủ nhân ông khách điếm.
Dù biết vậy, Thiện không lo về chuyện tốn tiền mà chỉ căm giận tại sao người ta lại đặt mình vào sự đã rồi. Có một cái gì đó đã xảy ra trong cái gia đình này để anh Đoản phải đi ngược lại lời nói của chính anh ta, để anh Đoản phải phụ lòng tin của thằng em đã từng kính mến và tin cậy anh. Có phải chị Đoản đã đẩy anh Đoản vào thế khó xử chăng? Thiện nghĩ vợ chồng anh cũng đã tỏ ra rất lễ độ với chị Đoản, và nhiều lần đã ngõ ý mời anh chị lên nhà vợ chồng Thiện ở DC để xem hoa đào nở và cũng để vợ chồng Thiện đưa anh chị đi thăm một vòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Rồi Thiện nghĩ, hay vì người ta sợ vợ chồng Thiện sẽ dùng nhà tắm, sẽ làm hao thêm số lượng nước vốn đã rất hiếm hoi, sẽ làm cho anh chị Đoản phải khốn đốn vì bị chính quyền địa phương phạt vạ? Nếu sự thật có như vậy thì đó cũng không phải là điều khó xử. Chỗ thân tình, chỉ cần anh chị Đoản thật lòng, bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết được. Thiện giận lắm, định mở miệng hỏi anh Đoản tại sao ra cớ sự này thì Phượng kín đáo liếc ngang chồng như ngầm nói, muộn rồi anh, đừng nói gì nữa cả. Cứ uống hết tách trà này rồi mình sẽ theo anh Đoản đi ra cái “inn” nào đó mà anh Đoản đã nói.
Như để phá bầu không khí yên lặng ngột ngạt đó, anh Đoản cất tiếng:
- Vợ chồng chú chạy mấy trăm dặm đường dài để được ăn một bữa mì quảng như ri thì cũng đáng lắm phải không nì?
Thiện không biết anh Đoản có ngụ ý gì trong câu nói đó. Thiện nghĩ, biết đâu anh Đoản có ý muốn nói để đáp ứng với cái khó nhọc của vợ chồng Thiện, chị Đoản đã bỏ công làm một bữa mì quảng thật đặc biệt để đãi vợ chồng anh? Như vậy không đúng vì lúc ngồi vào bàn ăn, anh Đoản nói chị vẫn thường nấu như thế này cho cả nhà ăn kia mà! Chẳng lẽ anh Đoản xem cái chân tình muốn đi thăm người và nỗi khó nhọc trên bước đường xa của vợ chồng Thiện chỉ có giá trị đủ để đổi lấy 2 tô mì quảng? Nếu thế, tại sao khi Thiện ngõ lời muốn đến thăm, anh chị Đoản không nói thẳng thôi chú em ơi, đường xa quá, đừng đi, có dịp nào ghé ngang qua San Jose hãy đi, đừng phí công, anh chị và gia đình vẫn khỏe, cám ơn các em. Nếu được như vậy, đã không có chuyến đi này và vợ chồng Thiện đã dành thêm được nhiều thì giờ cho gia đình Phượng. Thiện nghĩ lan man mà ân hận lắm, càng ân hận hơn nữa khi vì cái tính cả tin của mình mà vợ mình phải bị mất mặt. Nàng cũng đã từng nói với Thiện rằng nàng có một số bạn ở San Jose và ai cũng sẵn sàng để tiếp đón. Ấy thế mà Thiện lại quá tin vào anh Đoản để đến phút cuối bị đặt vào thế chẳng đặng đừng. Hành động của anh Đoản thật chẳng khác nào đem con bỏ chợ, và qua câu “chút nữa hai em ra 'inn' ngủ hỉ”, anh đã lựa lời đuổi khéo hai đứa em một cách ngọt ngào như vết dao bất ngờ đâm lút cán sau lưng. Bất ngờ vì Thiện không nghĩ trong cương vị đàn anh, anh Đoản có thể nuốt lời như vậy.
Đến giờ phút đó, trong khi mặt Thiện sa sầm thì mặt Phượng vẫn tươi. Nàng nói, anh Đoản, sáng mai sau khi rời khách sạn hai đứa em sẽ đến mời anh chị đi ăn sáng hay uống cà phê nhé. Tuy không nói ra nhưng Thiện ngầm không đồng ý, người ta đã ném mình ra đường mà còn mời với mọc. Đã vậy họ còn nói “đi mấy trăm dặm, ăn tô mì quảng cũng đáng lắm rồi”. Câu nói đó thật quá phủ phàng, Thiện giận đến nỗi anh đã muốn moi họng ói tô mì ra, trả lại cho gia chủ để xem như giữa hai bên chẳng nợ gì nhau. Tuy nhiên, là người trọng nhân nghĩa, Thiện biết mình không thể làm như thế. Thiện muốn dẫu thế nào đi nữa, anh cũng phải giữ mọi việc êm đẹp đến giờ phút cuối.
Thiện và Phượng rời phòng khách, chào chị Đoản lần chót rồi theo đưa anh Đoản ra xe. Phượng không quên nói vói theo, mùa xuân năm sau em mời anh chị lên nhà em chơi để tụi em đưa anh chị đi xem hoa đào. Lên xe rời nhà, anh Đoản nói, mấy tên đồng hương văn nghệ mỗi khi đến đây đều ngủ lại ở đó. Giá rẻ lắm, chừng 5, 6 chục đồng một đêm. Thoạt nghe, Thiện nghĩ không chừng anh Đoản đã chu đáo gọi đặt phòng trước cho mình rồi, hoặc nếu không thì chắc anh Đoản cũng có một “account” ở khách sạn ấy và anh đã lấy phòng cho hai đứa, Thiện chỉ việc hoàn tiền thuê phòng lại cho anh là xong. Nghĩ vậy nhưng Thiện làm thinh không nói gì vì Thiện biết đến giờ phút này nói chi cũng bằng thừa.
Dừng lại trước cửa khách sạn, anh Đoản ngồi lại trên xe và bảo vợ chồng Thiện vào lấy phòng. Hóa ra tất cả những giả thuyết nảy ra trong đầu Thiện trên đường từ nhà anh Đoản đến đây chỉ là mơ mộng hão. Chẳng có phòng nào được đặt trước cả và vì khách sạn gần như không còn phòng trống, Thiện phải trả một cái giá đắt gấp 3 lần con số anh Đoản đã nói. Thiện nhìn đồng hồ, bấy giờ đã gần 10 giờ đêm rồi, không ở đây, biết ở đâu? Thiện bực bội vô cùng. Giá mà anh Đoản nói trước rằng sẽ không có phòng dư ở nhà cho vợ chồng Thiện ngủ lại, Thiện đã có thể lấy được phòng ở một khách sạn khác tốt hơn với giá thấp hơn. Phượng nhìn tờ biên nhận như không tin vào mắt nàng. Nàng nói, đắt quá anh, thôi mình “cancel” đi, hai đứa sẽ lập tức lái xe trở về quận Cam ngay lúc này. Thiện suy nghĩ rất nhanh rồi tìm lời ngăn cản Phượng:
- Thôi em à, trời tối rồi, đường về xa lắm, vả lại đường băng qua đồi núi rất nhiều và hai đứa đều đã mệt đừ sau 8 tiếng lái xe. Về bây giờ lỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Ta không thể nào tiếc tiền trong trường hợp này được. Đành vậy, thôi ở lại đi. Mình lấy chìa khóa phòng rồi ra đưa anh Đoản về.
Đưa anh Đoản về đến nhà, Phượng vẫn không quên nhắc anh Đoản ngày mai hai đứa sẽ đến đưa anh chị đi ăn sáng hay uống cà phê. Anh Đoản gật đầu, không nói sẽ đi hay không. Thiện vẫy tay chào anh rồi vòng xe trở lại khách sạn, lòng vẫn còn buồn bực vì chuyện không đẹp xảy ra vào giờ chót. Vì quá tin anh Đoản mà Thiện đã làm cho Phượng bị mất mặt. Xưa nay nàng chưa bao giờ gặp phải trường hợp bị đem con bỏ chợ như thế này. Phượng nói:
- May quá, hồi nãy khi mới đến nhà anh Đoản mà mình xách túi hành lý xuống thì không còn gì quê hơn nữa...Cứ tưởng tượng hai đứa hăm hở kéo đồ vô để rồi không lâu sau đó bị tống cổ ra thì thật là xấu hổ hết sức.
Câu nói của Phượng nhắc Thiện nhớ lúc lúc mới đến, khi mở cốp xe lên, anh Đoản đứng sát một bên và chắc chắn đã thấy rương hành lý của vợ chồng anh. Thông thường khi đón khách thế nào chủ nhà cũng bảo “hai em mang hành lý vô luôn đi cho tiện!” Nhưng anh Đoản đã không nói gì. Thế mà tại sao Thiện lại có thể ngây thơ đến độ không nghĩ ra được người ta đã sắp xếp xong hết mọi việc, rằng sau khi bố thí cho mỗi đứa một tô mì quảng sẽ áp giải ra khỏi nhà! Nhưng tại sao họ lại có thể hành động được như thế trong khi chính anh Đoản đã nói nhà anh ấy có phòng dư cho vợ chồng Thiện ngủ lại. Thiện nghĩ nát óc nhưng vẫn không đoán được động cơ nào đã làm cho anh Đoản có những hành động không xứng đáng với niềm tin và lòng kính trọng của Thiện. Thiện biết từ nay mình sẽ mất đi một người bạn. Anh nói với Phượng:
- Sáng mai anh sẽ text cho anh Đoản biết là mình kẹt chuyện, không ghé lại đưa anh ấy đi uống cà phê. Anh không còn hứng thú nào để ngồi uống cà phê với một người không làm được những gì mình đã nói.
Trở lại khách sạn, Thiện bảo Phượng đi tắm cho khỏe trong khi anh kiểm soát phòng và các dụng cụ trong phòng. Mùi ẩm mốc, hơi người và mùi khói thuốc trộn lại thành một mùi hôi khó tả. Thiện đoán có lẽ một đám khách hút thuốc đã ngủ lại đây trong đêm qua. Thiện nhớ nhân viên khách sạn đã bắt anh phải ký tên xác nhận không được hút thuốc, vì đây là phòng “non-smoking”. Phòng “non smoking” không thể nào có mùi thuốc lá được! Anh mở máy lạnh cho quạt chạy tối đa để xua bớt những mùi hôi trong phòng rồi ngồi xuống mở laptop để xem internet của khách sạn có hoạt động hay không. Anh đẩy chiếc ghế có gắn sẵn bánh xe để đến sát bên bàn hơn thì chiếc ghế chúi nhủi ra phía trước. Anh nhìn xuống chân ghế, một chiếc bánh xe của ghế đã sút ra. Anh lui cui gắn lại nhưng rồi nó vẫn cứ văng ra. Xô chiếc ghế sang một bên, Thiện chúi mắt nhìn vào màn hình để xem có thể lên online được không. Khách sạn có hệ thống wi-fi nhưng anh phải có password mới có thể vào được. Anh nhấc điện thoại gọi front desk để hỏi password. Điện thoại im lìm, không nghe tiếng “dial tone” đâu cả. Phòng hôi, ghế hư, điện thoại không làm việc, trả gần hai trăm đồng để ở một cái phòng như thế này thật không thể chấp nhận được. Thiện dùng cell phone của mình để liên lạc với quản lý khách sạn, cho họ biết những sơ sót và yêu cầu được dời sang phòng khác. Anh nhấn mạnh phòng nào cũng được nhưng bắt buộc phải có một cái điện thoại dây có thể gọi ra ngoài vì đây là yếu tố an ninh căn bản. Biết đâu có người đã cắt đứt đường dây điện thoại phòng này với ý đồ đen tối nào đó?
Nghe Thiện trình bày, nhân viên khách sạn đồng ý cho vợ chồng anh dời sang phòng khác, nhưng chỉ vài phút sau, trong khi anh đang gom góp đồ đạc thì cô nhân viên khách sạn mang một cái điện thoại khác đến. Thiện bảo cô nhân viên đưa anh chìa khóa phòng khác. Với lời lẽ không mấy lễ độ, cô nhân viên nói không còn phòng trống nào nữa và vợ chồng anh bắt buộc phải ở lại phòng này. Chính vì vậy mà cô ta mang một cái điện thoại khác đến vì cô đoán cái điện thoại kia bị hư. Cô ta gắn điện thoại mới vào, loay hoay có đến hơn 5 phút nhưng điện thoại vẫn không chạy. Thiện biết hai cái điện thoại chẳng hư hỏng gì, nguyên nhân chính nằm ở đường dây. Đường dây có thể đã bị cắt hay có trục trặc kỹ thuật nào đó. Cô nhân viên khách sạn vẫn khư khư từ chối không cho vợ chồng Thiện dời sang phòng khác. Cô còn xẳng giọng nói như ra lệnh “Are you staying or not?” Trước thái độ ngang ngược của cô ta, Thiện nghĩ anh phải cần đến sự can thiệp của nhà chức trách. Sau khi cô ta rời phòng, anh dùng cell phone gọi cảnh sát địa phương. Sở cảnh sát cho biết sẽ gửi người đến. Thiện nói với vợ, mình không thể ở lại phòng này, không an toàn. Phượng đồng ý và hai người nhanh chóng mang hành lý ra khỏi phòng, trả chìa khóa lại cho nhân viên khách sạn.
Người trực ở front desk khi vợ chồng Thiện xuống trả chìa khóa lúc này không phải là cô nhân viên thiếu lễ độ ban nãy mà là một thanh niên gốc Ấn, ăn nói có phần nhã nhặn hơn cô gái kia. Thiện yêu cầu anh ta hoàn lại tiền mướn phòng vì phòng không được như ý và quan trọng nhất là thiếu an ninh. Anh ta cho biết với tư cách một nhân viên thường, anh không có khả năng hoàn tiền lại cho khách và đề nghị vợ chồng Thiện trở lại vào sáng hôm sau để gặp người quản lý của khách sạn. Thiện yêu cầu anh ta viết giấy xác nhận để anh dùng nó làm bằng chứng khi trở lại khách sạn ngày hôm sau. Ngay vào lúc đó, cảnh sát cũng vừa đến nơi. Phượng nói với anh cảnh sát rằng mọi việc đã được giải quyết và cám ơn sở cảnh sát đã hết lòng giúp đỡ.
Ra khỏi cửa khách sạn, vợ chồng Thiện bỗng chốc trở thành hai kẻ không nhà. Đêm đã khuya, nhà nhà kín cửa, phố xá vắng hoe. Phượng lên Net tìm địa chỉ và số điện thoại của các khách sạn gần đó. Nàng tìm được số điện thoại của Marriott Courtyard, nhưng tiếc thay, họ không còn phòng trống. Hơn thế nữa họ còn cho biết tất cả khách sạn Marriott trong đường kính 50 dặm đều đã hết phòng! Không chịu thua, vợ chồng Thiện tiếp tục gọi một số khách sạn khác nhưng kết quả đều bi đát như nhau: không nơi nào còn dư phòng.
Chạy tới chạy lui tìm khách sạn, nhìn đồng hồ đã quá hai giờ. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi trời sẽ sáng, Thiện nghĩ chắc chỉ còn cách tìm một góc phố hay bãi đậu xe nào đó, ngã lưng ghế ra rồi ngồi chờ mặt trời lên. Đêm trên phố lạ dài như vô tận, đã thế Thiện vẫn còn quay quắt với cách đối xử không mấy đẹp của anh Đoản, dày vò với nỗi ân hận đã làm cho vợ mình xấu hổ, mất mặt. Giá mà Thiện nghe theo lời Phượng lấy phòng khách sạn trước khi rời quận Cam thì đâu đến nỗi. Nhưng chẳng phải anh Đoản đã từng nói sẽ có phòng cho vợ chồng Thiện ngủ lại đấy sao? Hay vì Thiện quá ngây thơ, không hỏi lại anh cho rõ phòng gì, phòng nào, phòng ở đâu? Phòng ở cái “inn” với giá chừng 5,6 chục (!) như anh Đoản đoán cũng là phòng vậy!!! Không tài nào chợp mắt được, Thiện ngồi ôn lại từng cử chỉ, từng lời nói của anh chị Đoản. Thiện bỗng nhớ ra chị Đoản hỏi Thiện quê quán ở đâu. Thiện nói quê cha ngoài Trung nhưng Thiện sinh trưởng tại Sài gòn. Chị Đoản nói vậy chú là người Nam rồi, đâu phải người Trung nữa. Đến lúc này Thiện mới thấm thía câu nói đó. Biết đâu chị muốn nhắc cho Thiện nhớ rằng, đã không là đồng hương thì phải đối xử khác hơn! Thiện đau lòng khi nghĩ người ta xem mình như một loài dơi, chim không phải chim, chuột không phải chuột. Tội nghiệp Thiện lúc nào cũng nghĩ về quê cha bằng tấm lòng tha thiết cho dù không lớn lên trên quê hương miền Trung. Thiện thích sống với quá khứ, nâng niu trân trọng những gì mà anh nghĩ là ân tình, nhân nghĩa cho dù có khi đó chỉ là một sự đổi chác, có khi sòng phẳng, có khi không. Cũng chính vì nặng lòng với những cái anh nghĩ là tình người cao quý mà Thiện đã thuyết phục vợ lặn lội đi thăm anh chị Đoản. Nếu Thiện nghĩ được những gì anh Đoản đã làm cho Thiện là chỉ để đánh đổi một cái gì đó mà Thiện đã làm cho anh ấy thì chắc Thiện đã không quay quắt với một chữ tình, quay quắt đến nỗi lúc nào cũng nghĩ như mình còn đang thiếu người một món nợ phải trả. Thôi thì với những cái phủ phàng bạc bẽo mà vợ chồng Thiện nhận được hôm nay, món nợ ân tình, nếu có, đã trả xong.
Cuối cùng mặt trời cũng lên, đêm đi, ngày đến. Vợ chồng Thiện may mắn sống qua một đêm trong lòng xe, trên phố lạ. May mắn đã không có tên côn đồ nào đến cướp của, hành hung, hãm hiếp, bắn giết. May mắn đã không có cảnh sát đến làm khó dễ, đuổi xô. Chỉ phải tội vì thức trắng đêm nên hai đứa mắt đỏ hoe, cay xè, thân thể mỏi nhừ, đầu nặng như chì. Thiện bàn với Phượng tìm nơi uống cà phê ăn sáng rồi sẽ trở lại khách sạn Days Inn đòi tiền lại. Thiện tin ban quản lý khách sạn khi biết những sơ sót quá lớn của căn phòng sẽ thỏa mãn yêu cầu của anh. Thiện vẫn còn giữ tờ giấy người nhân viên khách sạn viết cho Thiện tối qua, xác nhận Thiện đã trả chìa khóa phòng vì phòng không đạt tiêu chuẩn. Với hơn phần tư thế kỷ làm việc trong ngành phục vụ, Thiện đã từng thấy ban quản lý khách sạn nơi anh làm việc luôn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng miễn sao yêu cầu đó không có gì quá đáng. Khách ăn không ngon, không phải trả tiền. Khách nhận phòng không vừa ý, khách sẽ được đưa sang phòng khác. Nếu không có phòng trống, khách sẽ được hoàn tiền lại. Các công ty khách sạn lớn của Mỹ như Marriott, Hyatt…luôn coi trọng khách hàng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để khỏi mất khách. Thiện nghĩ công ty Days Inn có lẽ cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ.
Trở lại khách sạn Days Inn, viên quản lý khách sạn lại cũng là một người đàn ông gốc Ấn giống như người nhân viên đã viết giấy xác nhận cho Thiện tối qua. Hắn ta bảo vợ chồng Thiện ngồi chờ cho hắn đi xem xét lại căn phòng trước khi quyết định hoàn tiền lại cho Thiện. Qua thái độ và cử chỉ của hắn, Thiện đoán được ý đồ của hắn và đoạn đường sắp tới sẽ rất gay go. Đêm qua, với ý định sẽ ngủ lại, Phượng đã dùng phòng tắm nhưng rồi vì đường dây điện thoại bị hỏng và yêu cầu dời sang phòng khác bị từ chối nên vợ chồng Thiện đã trả phòng. Thiện biết chắc nếu đây là khách sạn Marriott hay Hyatt, họ sẽ không lấy Thiện một xu, ấy là chưa nói đến họ sẽ hết lời xin lỗi khách vì những bất tiện và phiền nhiễu do họ gây ra cho khách. Nhưng đây không phải là Marriott hay Hyatt, mà là Days Inn, và viên quản lý này không phải người Mỹ mà là một người gốc Ấn. Biết đâu hắn cũng là co-owner hay có cổ phần trong khách sạn này. Thiện đã có quá nhiều kinh nghiệm giao dịch, làm việc với nhiều người gốc Ấn, họ rất bủn xỉn, keo kiệt, tìm đủ cách để lấy tiền và khi lấy được, nhả ra không dễ. Có lẽ hắn sẽ từ chối hoàn tiền với lý do Phượng đã dùng phòng tắm và nếu điều đó xảy ra, việc tranh chấp sẽ rất khó khăn. Thiện đoán biết có thể anh sẽ không lấy lại được một trăm phần trăm số tiền, mà phải chịu mất một số nào đó.
Đúng như Thiện nghĩ, 10 phút sau tên quản lý trở lại cho biết vợ chồng Thiện đã dùng phòng tắm nên hắn có đủ lý do từ chối không hoàn lại trọn vẹn số tiền. Phượng không đồng ý, thế là một cuộc tranh cãi diễn ra. Tên quản lý đanh mặt lại, lên tiếng dọa “nếu cần, tôi có thể không trả lại cho các người một xu!” Biết tính vợ ít khi chịu nhịn và sẵn sàng "chơi" tới cùng rồi ra sao thì ra, Thiện phải tìm cách thuyết phục Phượng rằng thôi để anh cố gắng lấy lại được đồng nào hay đồng đó, rồi mai mốt khi về nhà anh sẽ khiếu nại sau. Phượng dịu lại tuy vẫn còn hậm hực vì thái độ phách lối của tên quản lý. Sau một hồi lời qua tiếng lại, cuối cùng hắn nói hắn chỉ hoàn lại cho vợ chồng Thiện phân nửa tiền. Hắn viện lý do phải trả lương cho người lau chùi phòng tắm. Thiện nói nếu chỉ vì lý do dùng phòng tắm mà ông tính chúng tôi phân nửa tiền phòng là quá đắt, không công bằng chút nào. Nói gì thì nói, hắn nhất định không nhượng bộ và còn hăm he sẽ không trả lại xu nào vì hắn có đủ lý do để làm như vậy.
Biết không thể nào lay chuyển được tên quản lý gốc Ấn quá ương ngạnh và cứng cỏi này, Thiện đành chấp nhận với giải pháp do hắn đưa ra. Anh ngồi nghĩ mông lung, lần đầu tiên trong đời phải trả gần trăm bạc để chỉ được dùng phòng tắm trong vài phút! Nhất định đây sẽ là một kỷ niệm khó quên cho dù nó không phải là kỷ niệm đẹp. Nó sẽ được ghi thêm vào danh sách những kỷ niệm buồn vợ chồng Thiện có được trong chuyến đi này, và những kỷ niệm đó hy vọng sẽ giúp Thiện định nghĩa lại hai chữ “ân tình” một cách thực tế hơn, vì trên đời này còn được mấy ai lúc nào cũng trải hết lòng với người khác!
Trầm Mặc Thiên Thu
Tô mì quảng nhớ đời
Lái xe tám tiếng mệt nhoài
Thăm người, nào phải ăn mày tình thương!
Nuốt tô mì quảng đoạn trường
nhả ra không kịp còn vương hận lòng
cám ơn em đã cảm thông
cũng vì anh mới ra nông nổi này
nửa đêm xuôi ngược highway
tình người.. nhiều lúc nghĩ hoài không ra!
22/7/2015
Vẫn nỗi buồn cuối năm
Em thương,
Vài ngày nữa là hết năm Mùi. Tết Bính Thân, anh sẽ ăn Tết một mình. Từ ngày gặp em đến nay, hình như đây là cái Tết âm lịch đầu tiên em không cùng anh đón giao thừa.
Anh buồn khi thấy vận số mình vẫn còn quá đỗi long đong. Gặp nhau năm 2010, lúc đó gia đình em ở Cali đang trong tình trạng thất nghiệp, tờ báo nhà sống lây lất không đủ sở hụi. Anh xin với anh Tư cho người layout nghỉ việc để đưa em về Virginia làm cho tờ TMMĐ. Tuy có chút ngần ngại, em cũng theo anh về Virginia. Anh không bao giờ quên được ngày em đi, má khóc sướt mướt. Anh biết có lẽ má buồn khi phải xa đứa con gái đầu lòng.
Về Virginia, em chấp nhận kham khổ, cùng anh sống chen chúc trong cái studio rộng không đến 400 sqft. Em thích ứng với cảnh ngộ dễ dàng. Anh cảm phục và thương em vô hạn.
Anh nghĩ lúc đó má tuy buồn vì xa em nhưng chắc cũng yên tâm khi biết em lên Virginia có việc làm, có chút tiền. Và quan trọng hơn nữa, có anh thương yêu chăm sóc em. Quen em, yêu em, anh không bao giờ nghĩ sẽ có một ngày anh dọn xuống Cali. Anh chỉ nghĩ hoặc là ở lại Virginia cho đến hết cuộc đời, hoặc là nếu có dọn đi thì đi Florida, mua một căn nhà rẻ, trả dứt một lần để khỏi phải lo trả tiền hàng tháng. Có tiền hưu, tiền an sinh xã hội, tiền làm thêm trong nghề khai thuế, anh thừa sức hỗ trợ tài chánh cho em và hai đứa chắc chắn sẽ sống an nhàn, không lo mắc nợ ai.
Em ở Virginia một năm, rồi hai năm, tình trạng tài chính của gia đình dưới Cali vẫn bấp bênh. Sau một năm làm cho tờ báo TMMĐ, em nghỉ việc vì không thích hợp với lối điều hành của ông chủ quá khó tính. Anh tuy có buồn nhưng mặc nhiên chấp nhận. Để em khỏi buồn chán vì thời giờ trống trải, anh giúp em tìm việc làm ở Safeway Starbucks. Mấy tuần lễ đầu, em phải thức đêm ngồi học công thức từng món. Anh không bao giờ quên em ngồi chăm chú đọc và ghi tên các món cà phê. Mượn được cuốn cẩm nang của Starbucks, anh đưa em ra FedEx để chụp từng tấm, có màu. Chụp xong, hì hục cắt rồi đóng thành sách giống hệt như nguyên bản. Khắc phục được những khó khăn buổi đầu, em tiếp tục ở lại làm barista cho đến tháng 10 năm 2015.
Khoảng một năm sau khi em trở thành nhân viên của Safeway, gia đình ở Cali nhờ vận may nên có việc làm ăn buôn bán mới. Ba nguời em kiếm tiền khá bộn, và em luôn kể cho anh nghe chuyện khá giả của họ. Thời gian sau đó, em không còn thích công việc ở Starbucks nhiều như buổi ban đầu. Anh cố gắng khuyên em giữ việc, làm ít bao nhiêu cũng được, mỗi tuần chỉ cần đi làm 1, 2 ngày là quá đủ. Những buổi chiều em đi làm ở Safeway, anh ở nhà lo cơm nước, để dành phần cơm cho em, chờ em về mở cửa cho em vào, dọn cơm cho em ăn. Ngồi nhìn em ăn, nghe em kể chuyện trong sở làm, bực dọc nhiều hơn thoải mái, anh không biết nói sao hơn là khuyên lơn, an ủi để em tiếp tục giữ job. Một trong những niềm vui của anh lúc đó là được uống những ly cà phê Starbucks do tự tay em pha, ăn những chiếc bánh em mang về. Ngọt ngào, ấm nồng bao kỷ niệm.
Nhưng rồi chuyện phải đến đã đến. Buôn bán khá giả, YP xúi em nghỉ việc và hứa sẽ trợ cấp cho em. Vốn đã có ý muốn "quit", lại có người hứa cho tiền, em chính thức nghỉ làm và anh cảm thấy lo vì thấy có một bóng mây xám đang lởn vởn ngay bên trên hạnh phúc hai người. Em bắt đầu tỏ ý muốn về Cali để làm cho Jade, để kiếm tiền nhiều như mấy đứa em. Em thúc giục anh rời Virginia để theo em về Cali.
Ở Virginia quá nửa đời người, anh vẫn còn thích nơi này và chưa muốn rời. Nhiều lúc anh đã nghĩ, nếu không hồi hương về VN thì thôi chắc anh sẽ chọn Virginia làm quê hương thứ hai. Làm sao anh quên được lúc hai anh em đặt chân xuống phi trường National, trời lạnh như cắt mà hai anh em không ai có được một chiếc áo ấm để che thân. Không có anh Tư, không có chiếc thuyền vượt biên năm 1978, anh đã không có mặt ở đây. Biết đâu đã chết xó rừng nào ở miền Nam nước Việt.
Mồ hôi nước mắt buồn vui đổ trên mảnh đất này quá nhiều, anh cảm thấy Virginia với anh dù sao cũng có một chút tình. Ngày quen em, anh không nghĩ sẽ có lúc dọn đi Cali với em, anh đã không nghĩ rằng nếu tiến tới hôn nhân với em thì má cũng không yêu cầu phải "bắt rể". Nghĩ như vậy, anh dồn hết tâm trí vào chuyện xây tổ ấm cho hai người ở đây, trên mảnh đất Virginia này. Có lúc anh nghĩ nếu có dọn nhà đi thì cùng lắm là đi Florida vì ở đó khí hậu gần như nhiệt đới, như ở Việt Nam. Không bao giờ anh có ý muốn đi Cali cả, và nếu anh không lầm thì có lúc em có nói em cũng không thích sống ở Cali, "xô bồ xô bộn" lắm. Nghe em nói vậy, anh cứ nghĩ là em cũng sẽ chấp nhận ở lại Virginia với anh.
18 tháng 5 năm 2012 hai đứa rời căn studio chật hẹp để dọn sang một nơi khác rộng rãi hơn, một căn nhà hẳn hoi cho dù nhỏ hơn rất nhiều căn nhà khác (nhỏ hơn căn nhà ở Garden Grove rất nhiều!). Anh cảm tạ Phật Trời đã giúp cho anh đứng dậy, giúp cho hai đứa có được một tổ ấm trong buổi hoàng hôn của kiếp người. Anh thương căn nhà nhỏ bé trên đồi này lắm vì nó là nơi anh đi những bước đầu trong việc làm lại cuộc đời.
Anh nào biết đâu trong sum họp đã có màu ly biệt. Em ở đông mà hồn vẫn ở tây. Là người con hiếu thảo, em không muốn sống xa mẹ. Mà anh thì cứ tưởng mẹ dù sao cũng có hai người con và dâu bên cạnh, chắc không đến nỗi cô đơn lắm. Hơn nữa, việc đi lại giữa Cali và Virginia nào quá khó khăn. Anh nghĩ, người mẹ nào cũng muốn con mình được yên bề gia thất, được hạnh phúc bên người phối ngẫu. Tuy ở xa, nhưng chắc má sẽ rất vui khi biết em hạnh phúc bên anh. Phần anh, quen sống xa gia đình từ nhỏ, anh không thích hợp với nếp sống chung chạ hoặc gần gủi với nhiều người.
Thôi cũng đành, anh nhắm mắt đưa chân để xem ông Trời xoay vần đến đâu. Nếu phải đi, em cứ yên lòng đi. Chữ hiếu trên chữ tình. Không ai có thể thay thế mẹ được. Vì chữ hiếu, em muốn ở gần mẹ trong lúc tuổi già và anh rất thông cảm. Muốn bảo vệ tình yêu, phải có giải pháp dung hòa. Anh không thể buộc em phải ở Virginia nếu em không muốn. Làm như vậy là đi ngược lại ý muốn của em, là ích kỷ. Cho dù ở đâu đi nữa, chúng ta vẫn là vợ chồng, anh đã hứa với em thì anh sẽ giữ lời. Anh nhớ lúc mới yêu nhau, em hỏi "anh ơi, nếu mai mốt em đi tu thì sao"? Và anh đã đáp rằng, anh sẽ lui tới thăm em. Từ ngày quen em đến nay, anh nghĩ anh chưa làm gì để có thể gọi là thất hứa với em. Anh thấy anh chưa thay đổi bất cứ chuyện gì. Cách sống của anh ngày anh mới quen em như thế nào, bây giờ vẫn vậy. Cho dù trên mặt pháp lý ta đã là vợ chồng, nhưng anh vẫn tôn trọng và cư xử với em như tình nhân.
Vẫn nỗi buồn cuối năm! Nỗi buồn của anh quanh đi quẩn lại cũng nằm ở một chữ...tiền! Anh nghĩ nếu giả sử bây giờ, ngay lúc này, gia đình ở Cali vẫn bấp bênh như năm 2010 khi anh mới gặp em, liệu em có thôi thúc anh bỏ Virginia để theo em về Cali như vậy không? Giá mà anh có nhiều tiền thì chuyện gì cũng rất dễ giải quyết.
Em thương của anh... vài ngày nữa là Tết lại đến rồi, và một tuần sau đó là lễ Valentine. Anh ngồi đánh máy những dòng này mà không cầm được nước mắt. Anh buồn cho số phận của anh qua tuổi lục tuần vẫn chưa được toại nguyện. Có lẽ đây là cái Tết âm lịch và ngày Valentine's Day đầu tiên mỗi đứa một nơi. Làm sao, anh biết làm sao?!!!
Còn vài hôm nữa, em đi. Bây giờ, anh biết làm sao hơn là tự an ủi mình:
"Thôi thì ta cứ sống vui
Chắt chiu những phút ngọt bùi bên nhau
Tương lai dẫu có thế nào
thì ta cũng vẫn trước sau một lòng
số anh chưa hết long đong
tình duyên, gia đạo... bềnh bồng như mây
bây giờ em hãy còn đây
lửa hương nồng ấm những ngày cuối đông
dẫu cho cách núi xa sông
nghĩa tình ta vẫn mặn nồng, em ơi
sá chi góc biển chân trời!
Sáng thứ tư, 3 tháng 2 năm 2016
Mưa đêm
Đêm nghe sấm động xa mù
Đêm nghe mưa đổ trên tù ngục tôi
Mưa xuyên mái dột tơi bời
Mưa trôi tàn tích một thời ái ân
Đời ta còn được bao lần
Trên tường vôi lỡ soi chân dung buồn
Ngày đi vui nước xa nguồn
Ngày về theo giọt sầu tuôn xuống đời
Tiếng mưa như tiếng ai cười
Thấm hồn tôi nhức buốt lời ăn năn
Hoa chưa thơm đã vội tàn
Đá vàng chi để bẽ bàng đời nhau
Làn môi ánh mắt buổi đầu
Đắm say một phút để sầu thiên thu
Khép yêu đương, mở hận thù
Chắc xưa ta vụng đường tu ấy mà
Bây giờ… tình đã tha ma
Còn dư hương gửi theo tà áo bay.
Trầm Mặc Thiên Thu
Vài ngày nữa là hết năm Mùi. Tết Bính Thân, anh sẽ ăn Tết một mình. Từ ngày gặp em đến nay, hình như đây là cái Tết âm lịch đầu tiên em không cùng anh đón giao thừa.
Anh buồn khi thấy vận số mình vẫn còn quá đỗi long đong. Gặp nhau năm 2010, lúc đó gia đình em ở Cali đang trong tình trạng thất nghiệp, tờ báo nhà sống lây lất không đủ sở hụi. Anh xin với anh Tư cho người layout nghỉ việc để đưa em về Virginia làm cho tờ TMMĐ. Tuy có chút ngần ngại, em cũng theo anh về Virginia. Anh không bao giờ quên được ngày em đi, má khóc sướt mướt. Anh biết có lẽ má buồn khi phải xa đứa con gái đầu lòng.
Về Virginia, em chấp nhận kham khổ, cùng anh sống chen chúc trong cái studio rộng không đến 400 sqft. Em thích ứng với cảnh ngộ dễ dàng. Anh cảm phục và thương em vô hạn.
Anh nghĩ lúc đó má tuy buồn vì xa em nhưng chắc cũng yên tâm khi biết em lên Virginia có việc làm, có chút tiền. Và quan trọng hơn nữa, có anh thương yêu chăm sóc em. Quen em, yêu em, anh không bao giờ nghĩ sẽ có một ngày anh dọn xuống Cali. Anh chỉ nghĩ hoặc là ở lại Virginia cho đến hết cuộc đời, hoặc là nếu có dọn đi thì đi Florida, mua một căn nhà rẻ, trả dứt một lần để khỏi phải lo trả tiền hàng tháng. Có tiền hưu, tiền an sinh xã hội, tiền làm thêm trong nghề khai thuế, anh thừa sức hỗ trợ tài chánh cho em và hai đứa chắc chắn sẽ sống an nhàn, không lo mắc nợ ai.
Em ở Virginia một năm, rồi hai năm, tình trạng tài chính của gia đình dưới Cali vẫn bấp bênh. Sau một năm làm cho tờ báo TMMĐ, em nghỉ việc vì không thích hợp với lối điều hành của ông chủ quá khó tính. Anh tuy có buồn nhưng mặc nhiên chấp nhận. Để em khỏi buồn chán vì thời giờ trống trải, anh giúp em tìm việc làm ở Safeway Starbucks. Mấy tuần lễ đầu, em phải thức đêm ngồi học công thức từng món. Anh không bao giờ quên em ngồi chăm chú đọc và ghi tên các món cà phê. Mượn được cuốn cẩm nang của Starbucks, anh đưa em ra FedEx để chụp từng tấm, có màu. Chụp xong, hì hục cắt rồi đóng thành sách giống hệt như nguyên bản. Khắc phục được những khó khăn buổi đầu, em tiếp tục ở lại làm barista cho đến tháng 10 năm 2015.
Khoảng một năm sau khi em trở thành nhân viên của Safeway, gia đình ở Cali nhờ vận may nên có việc làm ăn buôn bán mới. Ba nguời em kiếm tiền khá bộn, và em luôn kể cho anh nghe chuyện khá giả của họ. Thời gian sau đó, em không còn thích công việc ở Starbucks nhiều như buổi ban đầu. Anh cố gắng khuyên em giữ việc, làm ít bao nhiêu cũng được, mỗi tuần chỉ cần đi làm 1, 2 ngày là quá đủ. Những buổi chiều em đi làm ở Safeway, anh ở nhà lo cơm nước, để dành phần cơm cho em, chờ em về mở cửa cho em vào, dọn cơm cho em ăn. Ngồi nhìn em ăn, nghe em kể chuyện trong sở làm, bực dọc nhiều hơn thoải mái, anh không biết nói sao hơn là khuyên lơn, an ủi để em tiếp tục giữ job. Một trong những niềm vui của anh lúc đó là được uống những ly cà phê Starbucks do tự tay em pha, ăn những chiếc bánh em mang về. Ngọt ngào, ấm nồng bao kỷ niệm.
Nhưng rồi chuyện phải đến đã đến. Buôn bán khá giả, YP xúi em nghỉ việc và hứa sẽ trợ cấp cho em. Vốn đã có ý muốn "quit", lại có người hứa cho tiền, em chính thức nghỉ làm và anh cảm thấy lo vì thấy có một bóng mây xám đang lởn vởn ngay bên trên hạnh phúc hai người. Em bắt đầu tỏ ý muốn về Cali để làm cho Jade, để kiếm tiền nhiều như mấy đứa em. Em thúc giục anh rời Virginia để theo em về Cali.
Ở Virginia quá nửa đời người, anh vẫn còn thích nơi này và chưa muốn rời. Nhiều lúc anh đã nghĩ, nếu không hồi hương về VN thì thôi chắc anh sẽ chọn Virginia làm quê hương thứ hai. Làm sao anh quên được lúc hai anh em đặt chân xuống phi trường National, trời lạnh như cắt mà hai anh em không ai có được một chiếc áo ấm để che thân. Không có anh Tư, không có chiếc thuyền vượt biên năm 1978, anh đã không có mặt ở đây. Biết đâu đã chết xó rừng nào ở miền Nam nước Việt.
Mồ hôi nước mắt buồn vui đổ trên mảnh đất này quá nhiều, anh cảm thấy Virginia với anh dù sao cũng có một chút tình. Ngày quen em, anh không nghĩ sẽ có lúc dọn đi Cali với em, anh đã không nghĩ rằng nếu tiến tới hôn nhân với em thì má cũng không yêu cầu phải "bắt rể". Nghĩ như vậy, anh dồn hết tâm trí vào chuyện xây tổ ấm cho hai người ở đây, trên mảnh đất Virginia này. Có lúc anh nghĩ nếu có dọn nhà đi thì cùng lắm là đi Florida vì ở đó khí hậu gần như nhiệt đới, như ở Việt Nam. Không bao giờ anh có ý muốn đi Cali cả, và nếu anh không lầm thì có lúc em có nói em cũng không thích sống ở Cali, "xô bồ xô bộn" lắm. Nghe em nói vậy, anh cứ nghĩ là em cũng sẽ chấp nhận ở lại Virginia với anh.
18 tháng 5 năm 2012 hai đứa rời căn studio chật hẹp để dọn sang một nơi khác rộng rãi hơn, một căn nhà hẳn hoi cho dù nhỏ hơn rất nhiều căn nhà khác (nhỏ hơn căn nhà ở Garden Grove rất nhiều!). Anh cảm tạ Phật Trời đã giúp cho anh đứng dậy, giúp cho hai đứa có được một tổ ấm trong buổi hoàng hôn của kiếp người. Anh thương căn nhà nhỏ bé trên đồi này lắm vì nó là nơi anh đi những bước đầu trong việc làm lại cuộc đời.
Anh nào biết đâu trong sum họp đã có màu ly biệt. Em ở đông mà hồn vẫn ở tây. Là người con hiếu thảo, em không muốn sống xa mẹ. Mà anh thì cứ tưởng mẹ dù sao cũng có hai người con và dâu bên cạnh, chắc không đến nỗi cô đơn lắm. Hơn nữa, việc đi lại giữa Cali và Virginia nào quá khó khăn. Anh nghĩ, người mẹ nào cũng muốn con mình được yên bề gia thất, được hạnh phúc bên người phối ngẫu. Tuy ở xa, nhưng chắc má sẽ rất vui khi biết em hạnh phúc bên anh. Phần anh, quen sống xa gia đình từ nhỏ, anh không thích hợp với nếp sống chung chạ hoặc gần gủi với nhiều người.
Thôi cũng đành, anh nhắm mắt đưa chân để xem ông Trời xoay vần đến đâu. Nếu phải đi, em cứ yên lòng đi. Chữ hiếu trên chữ tình. Không ai có thể thay thế mẹ được. Vì chữ hiếu, em muốn ở gần mẹ trong lúc tuổi già và anh rất thông cảm. Muốn bảo vệ tình yêu, phải có giải pháp dung hòa. Anh không thể buộc em phải ở Virginia nếu em không muốn. Làm như vậy là đi ngược lại ý muốn của em, là ích kỷ. Cho dù ở đâu đi nữa, chúng ta vẫn là vợ chồng, anh đã hứa với em thì anh sẽ giữ lời. Anh nhớ lúc mới yêu nhau, em hỏi "anh ơi, nếu mai mốt em đi tu thì sao"? Và anh đã đáp rằng, anh sẽ lui tới thăm em. Từ ngày quen em đến nay, anh nghĩ anh chưa làm gì để có thể gọi là thất hứa với em. Anh thấy anh chưa thay đổi bất cứ chuyện gì. Cách sống của anh ngày anh mới quen em như thế nào, bây giờ vẫn vậy. Cho dù trên mặt pháp lý ta đã là vợ chồng, nhưng anh vẫn tôn trọng và cư xử với em như tình nhân.
Vẫn nỗi buồn cuối năm! Nỗi buồn của anh quanh đi quẩn lại cũng nằm ở một chữ...tiền! Anh nghĩ nếu giả sử bây giờ, ngay lúc này, gia đình ở Cali vẫn bấp bênh như năm 2010 khi anh mới gặp em, liệu em có thôi thúc anh bỏ Virginia để theo em về Cali như vậy không? Giá mà anh có nhiều tiền thì chuyện gì cũng rất dễ giải quyết.
Em thương của anh... vài ngày nữa là Tết lại đến rồi, và một tuần sau đó là lễ Valentine. Anh ngồi đánh máy những dòng này mà không cầm được nước mắt. Anh buồn cho số phận của anh qua tuổi lục tuần vẫn chưa được toại nguyện. Có lẽ đây là cái Tết âm lịch và ngày Valentine's Day đầu tiên mỗi đứa một nơi. Làm sao, anh biết làm sao?!!!
Còn vài hôm nữa, em đi. Bây giờ, anh biết làm sao hơn là tự an ủi mình:
"Thôi thì ta cứ sống vui
Chắt chiu những phút ngọt bùi bên nhau
Tương lai dẫu có thế nào
thì ta cũng vẫn trước sau một lòng
số anh chưa hết long đong
tình duyên, gia đạo... bềnh bồng như mây
bây giờ em hãy còn đây
lửa hương nồng ấm những ngày cuối đông
dẫu cho cách núi xa sông
nghĩa tình ta vẫn mặn nồng, em ơi
sá chi góc biển chân trời!
Sáng thứ tư, 3 tháng 2 năm 2016
Mưa đêm
Đêm nghe sấm động xa mù
Đêm nghe mưa đổ trên tù ngục tôi
Mưa xuyên mái dột tơi bời
Mưa trôi tàn tích một thời ái ân
Đời ta còn được bao lần
Trên tường vôi lỡ soi chân dung buồn
Ngày đi vui nước xa nguồn
Ngày về theo giọt sầu tuôn xuống đời
Tiếng mưa như tiếng ai cười
Thấm hồn tôi nhức buốt lời ăn năn
Hoa chưa thơm đã vội tàn
Đá vàng chi để bẽ bàng đời nhau
Làn môi ánh mắt buổi đầu
Đắm say một phút để sầu thiên thu
Khép yêu đương, mở hận thù
Chắc xưa ta vụng đường tu ấy mà
Bây giờ… tình đã tha ma
Còn dư hương gửi theo tà áo bay.
Trầm Mặc Thiên Thu